Translate

Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

SỐ TÀI KHOẢN

NGÂN HÀNG

DZOÃN TIẾN ĐẠT

83205279

ACB – CN HCM

DZOÃN TIẾN ĐẠT

04001012919753

MARITIME BANK - CN HCM

Công Ty TNHH Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn

060054459141

SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

1.Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản của ngân hàng Dong Hanh Viet Saigon Travel như sau: (khách hàng chịu phí chuyển khoản Ngân hàng)

2. Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Dong Hanh Viet Saigon Travel nhận được đủ tiền trước lúc khởi hành 3 ngày (ngày làm việc) hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

3. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến việc tự động hủy bỏ việc đăng ký chương trình du lịch (khách lẻ) và giải quyết theo hợp đồng đã ký (khách đoàn).

DU LỊCH TẾT PHAN THIẾT 2013

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Bài Thơ Phan Thiết



“ …Ta lang thang tìm đến chốn lầu trăng
Lầu Ong Hoàng người thiên hạ đồn vang
Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết
Oi trời ơi ! Là Phan Thiết ! Phan Thiết
Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi
Ta đến nơi nường ấy vắng lâu rồi
Nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỷ
Trăng vàng ngọc, trăng ân tình chưa phỉ
Ta nhìn trăng, khôn xiết ngậm ngùi trăng
Ta vãi tung thơ lên tận sông hằng
Thơ phép tắc bỗng kên rên thống thiết
Hỡi Phan Thiết ! Phan Thiết!
Mi là nơi ta chôn hận nghìn thu
Mi là nơi ta sầu muộn ngất ngư”
                                   Hàn Mạc T

Phan Thiết Phế Tích Lầu Ông Hoàng



 Nhìn sang bên phải trên 1 ngọn đồi, Quý Khách thấy 1 lô cốt bằng gạch đó chính là Phế Tích “Lầu Ong Hoàng”, đây là 1 địa danh do quần chúng gọi từ bao lâu , không chỉ là 1 nhà lầu bình thường. Vào năm 1911 một Ông Hoàng người Pháp là Công Tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và đi săn bắn. Công Tước tới những ngọn đồi lân cận Phan Thiết, thấy phong cảnh đẹp ông đã mua đấ xây dựng biệt thự để nghỉ ngơi vào những chuyến đi săn, du lịch. Công sứ Garnier đang cầm quyền đất Bình Thuận lúc bấy giờ đã đồng ý bán quả đồi Bà Nài cho ông Hoàng Pháp này.
Ngày 21 tháng 2 năm 1911, biệt thự được khởi công xây dựng, gần 1 năm sau mới hoàn thành với diện tích 536m2, gồm 13 phòng, khu vực xây biệt thự cách nhóm đền tháp Pô-sha-nư gần 100m về phía Nam, trong khi vận chuyển vật liệu lên đồi để xây biệt thự người Pháp đã làm hỏng tường thành phía trước cửa chánh tháp. Biệt thự xây xong đầy đủ tiện nghi, đẹp, có máy phát điện dưới hầm, có hồ chứa nước mưa đủ để dùng trong 1 năm được coi là tân tiến và hiện đại nhất Phan Thiết lúc bấy giờ, kể từ đó nhân dân Phan Thiết gọi khu vực biệt thự là đồi “Lầu Ông Hoàng”. Tháng 7 năm 1917 công tước De Montpensier bán khu biệt thự này cho 1 chủ khách sạn người Pháp tên Prasetts, cùng thời điểm đó 1 người Pháp khác tên là Bell cho xây dựng khách sạn Ngọc Lâm ở ngọn đồi bên cạnh để phục vụ người Pháp. Năm 1923 chính phủ Pháp đã mua lại khu biệt thự này cho vua Bảo Đại , nhưng vì đường xá xa xôi nên vua Bào Đại cũng ít đến đây 1 thời gian sau nơi này đã xuống cấp và bị hư hỏng.
Như tôi đã nói ở trên bởi vì Lầu Ong Hoàng được xây dựng trên ngọn đồi Bà Nài ở độ cao 40m so với mực nước biển nên đứng từ đây có thể quan sát toàn canh xung quanh. Chính vì vậy tháng 10/1946 thực dân Pháp đã biến nơi này thành đồn bót, làm nơi trú quân, gọi là “Đồn Lầu Ong Hoàng”. Vào ngày 14 tháng 6 năm 1947 nơi đây đã diễn ra 1 trận đánh ác liệt của 1 tiểu đội  thuộc đơn vị Hoàng Hoa Thám do đồng chí Nguyễn Minh Châu chỉ huy đã tiêu diệt được nhiều lính Pháp, thu nhiều súng đạn đủ loại trong đó có 1 khẩu đại liên Vitke, 1 súng trung liên Bren và nhiều chiến lợi phẩm khác, từ đó người quen gọi chến thắng này là chiến thắng lầu Ong Hoàng, cho đến nay vì trài qua thời gian dài bị tàn phá bởi chiến tranh di tích chỉ còn lại nền đất như bây giờ.

Phan Thiết Tháp Cổ Pô Sha Nư



 Cách Lâu Ong Hoàng không xa chúng ta thấy 1 ngọn tháp nằm sừng sững trên ngọn đồi đó là tháp Chàm Poshanư. Tháp này còn có tên gọi là Phú Hải bởi vì tháp nằm trên  ngọn đồi Bà Nài thuộc xã Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phí đông bắc được người chăm xây dựng trong thời gian cuối thế kỷ thứ VIII đến đầu TK IX.
Di tích này thuộc phong cách nghệ thuật Hoà Lai cùng loại tháp Khmer thời Chân Lạp, tháp có hình vuông, nhều tầng, ba ngôi tháp hiện còn nằm trên 2 tầng đất quay mặt về hướng Đông. Hàng năm vào tháng Giêng Am Lịch các lễ hội Rija Nưga, Pô Mbăng Yang của người Chăm được tổ chức dưới chân tháp để cầu mưa và cầu xin những điều tốt lành.
Nhóm tháp Pô – Sha – nư hiện nay gồm 3 tháp. Tháp chính A hơi nhích về phía Nam hai tháp phụ B hơi nhích về phía Bắc và C nhích về hướng Đông cạnh tháp A. Mục đích xây dựng nhóm tháp này của người Chăm xưa là để thờ thần Siva, một trong 3 vị thần sáng thế theo tín ngưỡng Bà La Môn được người Chămpa xưa tôn kính và sùng bái biểu hiện qua việc thờ Linga và Yoni ở trong tháp A (tháp chính)
Vào thế kỷ XV người Chăm tiếp tục xây dựng một số đền tháp theo lối kiến trúc đơn giảng để thờ công chúa Pô –sha – nư là con của vua Para Chanh được nhân dân yêu quý về tài đức và tư cách thương thân lễ độ của bà dành cho nhân dân lúc bấy giờ.
Những cuộc khai quật khảo cổ học từ năm 1992 – 1995 phát hiện được nhiều nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp hàng mấy trăm năm qua cùng với gạch ngói và 1 số hiện vật trong dòng các đền tháp có niên đại từ thế kỷ XV, từ đây tháp có tên là Pô – sha – nư. Nhóm tháp Pô – sha – nư giữ được vị thế quan trọng trong số các di tích kiến trúc người Chăm Bình Thuận. Từ hình dạng kiến trúc kỹ thuật xây dựng, trang trí nghệ thuật trên thân tháp đều có những nét đặc thù.
Tháp chính, từ trong lòng tháp lên đến đỉnh cao 15m, cạnh đáy mỗi bề gần 10m, 1 cửa chánh dài hướng về phía Đông là nơi cư ngụ của thần linh, có 3 cửa giả ở hướng Bắc, Tây, Nam. Trên vòm cuốn ở hướng Tây có những dãy chạm khắc dày đặc với những bông hoa và hình tượng lạ kỳ. Tháp có 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại và giảm bớt những chi tiết kiến trúc của tầng dưới, trên đỉnh tháp có 4 cửa sổ hình tam giác hướng về 4 phía, bên ngoài xây bít kín, dưới mỗi cửa sổ gạch có 4 lỗ lớn để thông gió ra ngoài.
Tháp phụ B nằm riêng nhích về hướng Bắc cao khoảng 12m, hình dáng kiến trúc gần giống như tháp chính A nhưng đơn giản hơn. Trước kia trong tháp thờ Bò Thần Nađin nhưng về sau không còn nữa, năm 1995 trong lúc khai quật dưới lòng đất người ta tìm thấy 1 bàn chân và tai bò bằng đá.
Tháp phụ C chỉ còn lại với chiều cao hơn 4m, duy nhất có 1 cửa trổ về hướng Đông. Những chi tiết kiến trúc và trang trí nghệ thuật bên ngoài tháp đã bị thời gian bào mòn, chỉ còn lại một số đường nét chính.
Nhóm tháp Pô-sha-nư cũng được dân cư ngụ tại các vùng lân cận thờ phụng. Trước khi đi biển họ đến đây cầu nguyện xin cho những chuyến đi của họ được bình yên. Di tích này đã được nhà nước cho tu bổ tôn tạo vào năm 1990 – 2000 và đã được hoàn chỉnh được xếp hàng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1991.

PHAN THIẾT MỘ CỦA CỤ NGUYỄN THÔNG

Nhà thơ Nguyễn Thông sinh ngày 28 tháng 5 năm 1827 tại làng Bình Thạnh, Tổng Thanh Hội Hạ, phủ Tân An, tỉnh Gia Định, là người học rộng tài cao tự là Hy Phần hiệu là Kỳ Xuyên, biệt hiệu là Độn am, ông nổi tiếng là 1 danh sĩ dưới triều vua Tự Đức. Vào năm 23 tuổi, Nguyễn thông thi đổ cử nhân, niên hiệu Tự Đức thứ 2 (năm 1849) ông làm chức Bố Chánh và đã góp nhiều công lao vào việc khào duyệt lại “Bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục’.
Khi quân Pháp chiếm mất 6 tỉnh Nam Kỳ ông đang giữ chức Đốc Học tại Vĩnh Long, ông tỏ ra là người có tinh thần bất khuất và đề cao các chiến sĩ chống Pháp dưới mọi hình thức. Phản đối sự nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn cũng như thực dân Pháp ông đem tất cả gia đình rời bỏ quê nhà ra ở đất Bình Thuận. Trong những năm ở đây ông đã chuẫn bị kế hoạch xây dựng căn cứ chống Pháp lâu dài, ông đã đi rất nhiều nơi trong tỉnh, đa phát hiện nhiều khu vực đất đai trù phú như khu vực sông La Ngà, Đức Linh, chính những điều mắt thấy tai nghe giúp ông viết được nhiều tác phẩm hay để lại cho đới sau: Ngoạ Du Sào Thi Văn Tập, Kỳ Xuyên Thi Văn Sao Lục, Độn Am Văn Tập, Kỳ Xuyên Công Độc, Dưỡng Chính Lục.
Ngoài việc sáng tác thơ văn ông là người đầu tiên tập hợp dân “tị địa” lập ra “Đồng Châu Xã” để giúp người nhập cư sống có tổ chức, làm ăn sản xuất ổn định tại Bình Thuận , ông được xem là người có công với người dân Bình Thuận trong việc khuyến học, mở mang dân trí, đó là việc ông đã cùng 2 người con lập ra trường Dục Thanh, ông đã xem Phan thiết là que hương thứ 2 của mình.
Nguyễn Thông mất vào ngày 27 tháng 8 năm Giáp Thân (7/7/1884), mộ của ông được xây cất ở dưới chân núi Cố (Ngọc Sơn), thôn Ngọc Lâm, xã Phú Hải – Phan Thiết. Khi còn sống Nguyễn thông thường hay tới đây, thấy vùng đất này đẹp nên đã có ý chọn làm nơi yên giấc ngàn thu. Nơi này có nhiều cây cối rậm rạp liền núi, cạnh biển có chim chóc tụ về quanh năm, đúng là 1 nơi sơn thủy hữu tình có phong thủy rất tốt.
Ngôi mộ của ông được xây dựng giản dị thể hiện được cuộc sống, tấm lòng và đức tính của ông. Mộ có chiều dài 9,45m, rộng 6m35, phần chính có đắp nổi hình kỳ lân như những ngôi mộ xưa. Trên mộ có tấm bia đá khắc chữ Hán với nội dung là 1 bài văn bia do chính ông sáng tác, có ý nghĩa: Sau khi ta trăm tuổi  rồi, hồn phách còn nhớ đến núi này chăng , hoặc rốt cuộc cũng về chốn không có gì chăng? Điều đó không thể biết được. Còn như hoa rừng, tăng, biển, buồm ngư phủ, chòi tiều phu, vẻ lạ của khói mây thay đổi, hình thù của thuồng luồngchập chờn... Sau này cảnh đo có thể giúp cho cuộc sống thưởng ngoạn của đào nhân du khách vậy? “ Khu mộ của cụ Nguyễn Thông đâ được nhà Nước xép hạng là di tích lịch sử năm1999.

Phan Thiết - Chùa Phật Quang


CHÙA PHẬT QUANG
Ngôi chùa có nhiều kỷ lục
Tọa lạc tại đường Trần Quang Khải (phường Hưng Long, TP.PhanThiết), chùa Phật Quang được xây dựng vào khoảng những năm đầu của thế kỷ 18. Theo lịch sử, đây là thời điểm những người Việt đầu tiên đến vùng đất PhanThiết Bình Thuận nên chùa Phật Quang đc xem là ngôi chùa lâu đời nhất của thành phố biển Phan Thiết.
Với địa thế nằm giữa những đồi cát đặc trưng miền biển cực Nam Trung bộ, chùa Phật Quang còn gần gũi với người dân địa phương bằng tên gọi: Chùa Cát! Không chỉ là “cái nôi” Phật giáo của Bình Thuận, lịch sử hình thành của chùa Phật Quang còn gắn liền với những di sản văn hóa vô giá. Vừa có công xây dựng chùa, 3 vị Thiền sư người Trung Quốc là Ninh Dung, Thiết Huệ và Thiết Sắc còn để lại chùa chiếc Đại Hồng Chung lớn đúc từ năm 1750 và bộ kinh Pháp Hoa khắc gỗ đồ sộ và độc đáo. Mất 28 năm (từ 1706-1734) 3 vị Thiền sư mới khắc xong bộ kinh Pháp Hoa gồm 118 bản gỗ thị huyết với 600.000 con chữ và rất nhiều hình ảnh đức Phật thuyết pháp. Và bộ kinh vô giá này được xác lập kỷ lục “xưa nhất Việt Nam” vào ngày 2/1/2006.    
Tiếp đó, vào ngày 7/11/2006, chùa Phật Quang còn nhận thêm một kỷ lục l ngôi chùa có “mõ Gia Trì lớn nhất Việt Nam”. Bản khắc cuối cùng của bộ kinh cũng ghi công của 6 người đứng ra quyên góp cúng tiền, người đứng ra in, nhiều người cúng cơm gạo và ghi cả công của 2 vị thiền sư cùng 12 phật tử khắc trong thời gian 28 năm mới hoàn thành.
Đã 2 thế kỷ trôi qua bản khắc này vẫn còn nguyên vẹn và theo lời nhận xét của một số nhà nghiên cứu bản khắc khá tinh xảo, đẹp. Tất cả bản khắc này được cất giữ trong 1 hầm nhỏ nằm trong đại điện, do sự tình cờ các vị sư của của chùa đã phát hiện ra.

   Bộ kinh khắc gỗ Pho Hoa
 Mõ gia trì lớn nhất Việt Nam
Trải qua rất nhiều lần trùng tu và sửa chữa, ngôi chùa cộng với nhiều nét kiến trúc đậm dấu ấn Phật giáo Trung Hoa với cổng tam quan, chùa tổ, chính điện, tháp chuông…chùa Phật Quang hôm nay vừa giữ lại những nét kiến trúc truyền thống, vừa mang những giá trị văn hóa Phật giáo lẫn miền biển đấy nắng gió. Lẫn giữa những nét đẹp của nghệ thuật chạm khắc độc đáo trong kiến trúc và trang trí, chùa Phật Quang còn hấp dẫn bởi những…cái nhất: chùa trang trí nhiều rồng nhất (166 con), trang trí nhiều hoa văn và phù điêu nhất, trong đó có những phù điêu trang trí khắc họa những thắng cảnh nổi tiếng của Phan Thiết và Việt Nam. Và mới đây nhất, vào ngày 24/10/2007, Công ty  Kỷ lục Vietkings đã trao kỷ lục chùa có “mõ Gia Trì lớn nhất Việt Nam”.
Đại đức Thích Quảng Cao còn cho biết, hiện chùa đang giữ một rìu đá 3.500 năm tuổi (Bảo tàng Đồng Nai giám định) do một nông dân ở Đồng Nai tìm thấy và tặng lại cho chùa. Ngòai ra, ở chùa Phật Quang còn có khá nhiều pho tượng người bằng đất nung (chưa xác định được niên đại), mỗi tượng người một tư thế hết sức sống động y như đang biểu diễn các thế võ Thiếu Lâm.
       
Từ năm 2000 đến năm 2005, thầy trụ trì Thích Huệ Tĩnh, đời thứ 44 phái thiền Lâm Tế đã tổ chức đại trùng tu chùa, đặt 15 vườn tượng Phật tích và nhiều cây kiểng ở sân chùa.
Ngôi chính điện hai tầng và hai lầu chuông, trống nổi bật với các mảng ghép sành sứ về nhiều đề tài trên các phù điêu, hoa văn, hàng cột ..., đặc biệt là linh vật Rồng 5 móng được thể hiện trên các công trình ghép sành sứ từ nóc mái đến bao lam, cửa sổ, hàng cột ... với 22 loại.
Thầy trụ trì cho biết hơn 48 tấn mảnh sành được chở từ miền Bắc vào, miền Nam ra, đã được nhóm thợ người Huế chủ lực lựa chọn sử dụng khoảng 2 tấn. Chính mảng ghép sành sứ mang tính mỹ thuật và kỹ thuật cao đã tôn ngôi chùa vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính theo phong cách kiến trúc Á Đông.

Chùa có hai điện Phật được bài trí trang nghiêm. Tầng trên là điện Phật thờ đức Phật Thích Ca, hai bên vách tường có bộ tượng phù điêu Thập Bát La Hán. Điện Phật tầng dưới thờ bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, hai vị Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí) và tượng Bồ tát Địa Tạng.
.
Quả chuông gia trì có đường kính 1,2m, cao 1m, nặng khoảng 400kg. Chuông do nhóm thợ người Quảng Nam thực hiện. Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam  được xác lập kỷ lục vào ngày 07-11-2006, trao giấy chứng nhận và cúp lưu niệm cho chùa Phật Quang - ngôi chùa có  Quả chuông gia trì lớn nhất Việt Nam trong Hội ngộ kỷ lục gia Việt Nam lần 6 chủ đề : Kỷ lục Phật giáo Việt Nam do Trung tâm phối hợp với Báo Giác Ngộ tổ chức.
Cặp mõ gia trì ở điện Phật, mỗi chiếc cao 0,8m, ngang 0,92m, lm bằng gỗ mít lấy từ huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, do 3 người thợ ở Quảng Nam thực hiện trong 7 năm (1997-2004).

Đại hồng chung chùa Phật Quang
Chùa Phật Quang ngày nay là một ngôi phạm vũ tráng lệ, đã được khánh thành vào ngày 05-3-2006 (nhằm ngày 06 tháng 2 năm Bính Tuất). Chùa được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và các công ty du lịch trong nước và nước ngoài nên số du khách và Phật tử đến viếng chùa thật đông đảo mỗi ngày.
Giữa không khí sôi động của một thành phố du lịch hôm nay, chùa Phật Quang vẫn trầm mặc và yên bình như hàng trăm năm qua nên thu hút rất đông tín đồ Phật tử và du khách khắp nơi tìm đến. Không chỉ thanh thản với những giây phút nghiêng mình bên đức Phật tại ngôi chùa xưa nhất, mà mọi người còn có dịp khám phá và chiêm ngưỡng những điều kỳ thú từ các di sản văn hóa vô giá cho đến lối kiến trúc của những tượng Phật và Bồ Tát xung quanh. Và sắp tới đây, khi chùa Phật Quang hoàn thành tòa Bảo Tháp Pháp Hoa cao 32m để thờ bộ kinh Pháp Hoa và “bộ sưu tập” 50.000 tượng Phật Di Lặc… không chỉ trở thành ngôi chùa với nhiều kỷ lục, mà chùa Phật Quang còn trở thành một điểm du lịch nổi tiếng mà mọi du khách không thể bỏ qua khi đến với thành phố biển xinh đẹp PhanThiết!      

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

PHAN THIẾT TRƯỜNG DỤC THANH


Trường Dục Thanh nằm tại thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận. Đây là một ngôi trường không những chỉ nổi tiếng ở vùng Bình Thuận mà còn ở khắp cả nước với tính lịch sử mang tầm quan trọng của nó – là nơi đã dừng chân lâu nhất và là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với vị cha già kính yêu –Lãnh Tụ Hồ Chí Minh. Vào năm 1911 người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên đường đi tìm con đường cứu nước đã dừng chân nơi đây. Lúc này người tròn 20 tuổi vì một phần là con của cụ phó bảng nên Người được nhiều thầy giáo quý trọng. Người được nhận vào dạy học, mặc dù điều này nằm ngoài dự định của Người. Nhưng trên chặng đường dài dừng chân dạy học ở đây Người đã biết kết hợp với việc dạy chữ và việc học làm người thông qua các hình thức như dạy thể dục, đưa học sinh đi tham quan thắng cảnh. Để từ đó đưa thanh thiếu niên thâm nhập cuộc sống của nhân dân hiểu được địa thế cũng như hoàn cảnh đất nước. Lúc bấy giờ trường có khoảng 4 lớp với 100 học sinh đa số nam đông hơn
Vào những năm 1862 trở đi, sau khi 3 tỉnh Nam Kỳ bị đánh chiếm, một số nhà yêu nước đã bỏ ra lập nghiệp tại vùng Trung Bộ này, trong số đó có nhà thơ Nguyễn Thông. Trên đường đi tìm nơi thành lập căn cứ kháng Pháp, tình cờ ông đã dừng chân tại Phan Thiết làm việc sau đó ông lâm bệnh và mất tại đây vào năm 1884 (16/6 năm Đinh Hợi) với ý nguyện chưa thành. Vào năm 1908, nối chí ông là hai học trò của ông đã lập ra một ngôi trường lấy tên trường là Dục Thanh dưới sự bảo trợ của Hội Liên Thành. Trường nằm ẩn mình với những tán xoài cổ thụ với kiến trúc khá đơn sơ có diện tích 120m2 nối liền thảo bạc nhà thờ cụ Nguyễn Thông. Mái lợp ngói âm dương không có tường xây chỉ có những song gỗ xếp chéo hình thoi. Sân trường rộng rãi có bể non bộ, có bức bình phong, cổng trường nhìn ra con sông Cà Ty. Trước sân trường có một cây cổ thụ to, gần nó có một hồ sen nhỏ. Trường được nhân dân ủng hộ góp quỹ hiến ruộng cho trường.
Lúc bấy giờ trường có khoảng 4 lớp với 100 học sinh đa số nam đông hơn nữ. Trường có xây một ngôi nhà nhỏ còn gọi là nhà Ngư để các thầy cùng học sinh có thể nghỉ ngơi ăn uống. Nếu như ghé tham quan trường Dục Thanh thì không thể bỏ Ngọa Du Sào bởi nó cũng gắn bó với trường Dục Thanh rất mật thiết.
Ngọa Du Sào là nới ở làm việc của Bác. Mà trước đây vào năm 1878, cụ Nguyễn Thông đã cáo quan về đây và lập ra nhà học Ngọa Du Sào. Ngọa Du Sào không rộng lớn lắm chỉ khoảng 6,5m, rộng 4m và cao hơn 2m. Bên trong trên bàn làm việc của Bác có một chiếc hộp trên trong hộp có đựng một chiếc khay khảm xà cừ và ba chén nhỏ đó là bộ chén trà “Lục ẩm” mà Bác thường dùng với các thầy hay gặp gỡ bình văn thơ và bàn chuyện quốc sự cùng các chiến sĩ yêu nước, Ở đây còn có một góc gác xếp – trước đây là kho sách của cụ Nguyễn Thông và còn có một cái yên thư trên gác là loại giá sách của các cụ nhà Nho ngày trước và một chiếc đi-văng bằng gỗ. Bác đã dành nhiều thời gian ở đây để đọc sách. Ngoài ra ở phía sau Ngọa Du Sào có một cây khế do cụ Nguyễn Thông trồng mà từ khi đến đây bác ngày ngày vẫn chăm sóc cho cây tươi tốt, luôn đơm hoa kết quả và hiện nay đã được 130 tuổi.
Kế đến du khách sẽ nhìn thấy một giếng nước mà Bác thường dùng để sinh hoạt và tưới hoa. Có thể nói rằng chỉ trong vòng một thời gian ngắn 9 tháng ở đây nhưng bác đã dành hết tình thương yêu, đoàn kết gắn bó, đùm bọc những học trò của mình như những người thân thương. Bác như một vì sao sáng soi đường dìu dắt dân tộc Việt Nam đến với niềm hạnh phúc vinh quang.
Có thể nói đây là nơi mà Bác dùng để liên hệ giao dịch với các thương quán Liên Thành, với các chuyến tàu biển. Bác thường chú ý nghe ngóng để tìm cơ hội đi ra nước ngoài tìm chân lý dẫn giải phóng dân tộc mình thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Và ở đây bác cũng tìm thấy một niềm vui là được đón tến Trung Thu và tết Nguyên Đán cùng gia đình cụ Nguyễn Thông.

Lúc bấy giờ trường được xem là ngôi trường tiến bộ khắp nơi vang danh. Trường dạy chữ quốc ngữ là chính, được nhiều nhà nho yêu nước quan tâm.
Từ những năm đầu TKXX, Phan Thiết (PT) đã có hiện tượng tiên phong về doanh thương quy mô với ngành sản xuất nước mắm và họat động mở mang văn hóa quần chúng.
Phong trào Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh đề xướng có mặt rất nổi là thưng hội. Công ty sản xuất nước mắm Liên Thành đã hình thành 1906 do ông Nguyễn Trọng Lội sáng lập đến nay vẫn còn tồn tại. Đây là cơ sở kinh doanh đầu tiên của người Việt Nam có xu hướng dân tộc đã tồn tại được gần 100 năm. Khởi đầu Công Ty này có 1 mục đích ẩn dấu gây quỹ lợi nhuận nhằm bảo trợ Cách Mạng và giúp đỡ các nhà chí sỹ yêu nước họat động. Vào năm 1906 người Trung Hoa đã thao túng thị trường, nhất là thị trường lúa gạo, còn nhưng tài nguyên khoáng sản thì do thực dân Pháp quản lý.
Như tôi đã nói ở trên vào thời lúc bấy giờ để lập được 1 Công Ty để sản xuất buôn bán là 1 việc vô cùng khó khăn của người Việt Nam phải tính tóan và có chiến lược kinh doanh lập 1 công Ty sảng xuất nước mắm thực tế là không đụng chạm tới quyền lợi của của người Pháp, người Hoa, bởi vì họ không ăn nước mắm.
Nguyên liệu chính để sản xuất ra nước mắm lại phụ thuộc vào biển khơi, không nằm trong đất liền, cá và muối không thuộc lãnh vực của người Pháp và người Hoa khống chế. Nhờ đó việc khuyếch trương công ty được dễ dàng thuận lợi, có thể nói đây là hình thức kinh doanh đặc sắc nhất vào thời bấy giờ của người dân Phan Thiết nói chung và công ty nước mắm Liên Thành nói riêng.
Điều đó chứng tỏ giới sỹ phu yêu nước đã nhận thức đúng ngay cả Hồ Tá Bang đang làm quan mà cũng bỏ chức tham gia vào hình thức kinh doanh này. Công ty Liên Thành phát triển mau lẹ, chẳng những có tầm hoạt động ra khắp các tỉnh Miền Trung và các tỉnh Nam Bộ. Quỹ của Công ty đã giúp đỡ rất nhiều người có chí lớn xả thân phục vụ Cách Mạng đất nước. Theo ông Phạm Phú Hữu (giáo sư) cho biết Công Ty Liên Thành đã giúp cho ông Nguyễn Ái Quốc bảy đồng bạc để xuất ngoại.
Lúc bấy giờ 1906 nhiệu nơi ở Trung Bộ do ảnh hưởng của phong trào Duy Tân mở ra rất nhiều trường khuyến học và dạy tân thơ. Ông Nguyễn Văn Xuân trong phong trào Duy Tân đã viết: “Vì Phan Thiết không có đủ người văn học nhưng thừa nhà kinh tế và vì địa phương có khả năng về kinh tế nên Công Ty Liên Thành bao trùm hết học vấn, thể dục...và Trường Dục Thanh đã ra đời.
Trường được xây dựng vào năm 1907 cùng năm xây dựng Trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở tại làng Thanh Đức nay là số nhà 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết, sự hình thành của ngôi trường là để hưởng ứng phong trào Duy Tân do các Cụ Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng, do các ông Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (2 người con của nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông) thành lập. Mục tiêu của phong trào Duy Tân cũng là của nhà trường là: mở mang dân trí, gây thức phát triển dân tộc, đất nước. Đây là 1 trường tư có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất lúc bấy giờ ở Phan Thiết – Bình Thuận.
Vào năm 1910 trên đường đi tìm phương cách cứu nước, nhà giáo Nguyễn Tất Thành sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh được cụ nghè Trương Gia Mô giới thiệu đã đến Phan Thiết và dừng chân dạy học tại Trường Dục Thanh. Lúc đó nhà trường có khoảng 60 học sinh và 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn: Hán văn, Pháp văn, thể dục thể thao, thầy giáo Thành dạy lớp nhì về Quốc Văn và Hán Văn. Ngoài những bài giảng dạy, thầy giáo Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước cùng nòi giống tổ tiên cho học sinh, vào những lúc rảnh rỗi thầy Thành đã dẫn học sinh đi dã ngoại, ngoạn cảnh đẹp trong vùng như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, đình làng Đức Nghĩa.
Vào khoảng tháng 2 năm 1911 thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã giã từ Trường dục Thanh rời Phan Thiết vào Sài Gòn vượt đại dương di tìm con đường giải phóng dân tộc.
Năm sau đó ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyễn vào Sài gòn, không còn người phụ trách, trường Dục Thanh đóng cửa vào năm 1912. ngôi trường Dục Thanh bị hư hỏng và dỡ bỏ từ lâu, nhưng trong số học sinh thầy Thành dạy năm xưa vẫn còn 4 người còn sống đó là 4 cụ: bác sỹ Nguyễn Quý Phầu, bác sỹ Nguyễn Kim Chi, cụ Từ Trường Phùng, cụ Nguyễn Đăng Lâu. Sau này khi đất nước hoàn toàn thống nhất hoà bình lập lại và nhân dân quanh vùng có nguyện vọng phục chế lại ngôi trường Dục Thanh xưa để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ kính yêu và để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau. Nhờ những kỷ niệm hện rỏ trong ký ức các cụ vị trí ngôi trường  và những thành phần kiến trúc bên trong , bên ngoài được hình thành qua các bản vẽ, trường được dựng lại vào năm 1978 – 1980, nhà Ngư được xây dựng vào năm 1906 và từ năm 1908 trở đi dùng làm nơi nộ trú cho học sinh cũng được khôi phục lại. Ngoạ Du Sào là ngôi nhà được xây dựng năm 1880 của cụ Nguyễn Thông vào những năm cuối đời cụ Nguyễn thông ở tại ngôi nhà này để ngâm thơ bình văn, luận bàn công việc với các sĩ phu yêu nước. Lúc ở trường Dục Thanh, thầy giáo Thành đọc sách và soạn vài ở Ngoạ Du Sào, ngôi nhà này nay đã được tu bổ lại. Cây khế và giếng nước nằm trong khuôn viên trường là những vất đã gắn bó với cuộc đời làm thầy của Bác Hồ ở Trường Dục Thanh bởi vì ngoài giờ học thầy Thành thường tưới nước và chăm sóc cây. Trường kỷ, bộ ván, án thư, 1 tủ đứng tráp văn thư, nghiên mài mực, ba ly nhỏ và 1 chiếc khay...tất cả những kỷ vật của trường từ xưa được cất giữ và bảo quản tốt. Bên cạnh khu di tích là Nhà Trưng Bày về cuộc đời hoạt động Cách Mạng của Bác Hồ cũng được xây dựng và khánh thành năm 1986 di tích Trường Dục thanh được Bộ văn Hoá Thông Tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia, quyết định số: 235/QĐ-BT ngày 12 – 12 – 1986.