Translate

Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

SỐ TÀI KHOẢN

NGÂN HÀNG

DZOÃN TIẾN ĐẠT

83205279

ACB – CN HCM

DZOÃN TIẾN ĐẠT

04001012919753

MARITIME BANK - CN HCM

Công Ty TNHH Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn

060054459141

SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

1.Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản của ngân hàng Dong Hanh Viet Saigon Travel như sau: (khách hàng chịu phí chuyển khoản Ngân hàng)

2. Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Dong Hanh Viet Saigon Travel nhận được đủ tiền trước lúc khởi hành 3 ngày (ngày làm việc) hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

3. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến việc tự động hủy bỏ việc đăng ký chương trình du lịch (khách lẻ) và giải quyết theo hợp đồng đã ký (khách đoàn).

DU LỊCH TẾT PHAN THIẾT 2013

Hiển thị các bài đăng có nhãn phan thiet truong duc thanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan thiet truong duc thanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

PHAN THIẾT TRƯỜNG DỤC THANH


Trường Dục Thanh nằm tại thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận. Đây là một ngôi trường không những chỉ nổi tiếng ở vùng Bình Thuận mà còn ở khắp cả nước với tính lịch sử mang tầm quan trọng của nó – là nơi đã dừng chân lâu nhất và là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với vị cha già kính yêu –Lãnh Tụ Hồ Chí Minh. Vào năm 1911 người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên đường đi tìm con đường cứu nước đã dừng chân nơi đây. Lúc này người tròn 20 tuổi vì một phần là con của cụ phó bảng nên Người được nhiều thầy giáo quý trọng. Người được nhận vào dạy học, mặc dù điều này nằm ngoài dự định của Người. Nhưng trên chặng đường dài dừng chân dạy học ở đây Người đã biết kết hợp với việc dạy chữ và việc học làm người thông qua các hình thức như dạy thể dục, đưa học sinh đi tham quan thắng cảnh. Để từ đó đưa thanh thiếu niên thâm nhập cuộc sống của nhân dân hiểu được địa thế cũng như hoàn cảnh đất nước. Lúc bấy giờ trường có khoảng 4 lớp với 100 học sinh đa số nam đông hơn
Vào những năm 1862 trở đi, sau khi 3 tỉnh Nam Kỳ bị đánh chiếm, một số nhà yêu nước đã bỏ ra lập nghiệp tại vùng Trung Bộ này, trong số đó có nhà thơ Nguyễn Thông. Trên đường đi tìm nơi thành lập căn cứ kháng Pháp, tình cờ ông đã dừng chân tại Phan Thiết làm việc sau đó ông lâm bệnh và mất tại đây vào năm 1884 (16/6 năm Đinh Hợi) với ý nguyện chưa thành. Vào năm 1908, nối chí ông là hai học trò của ông đã lập ra một ngôi trường lấy tên trường là Dục Thanh dưới sự bảo trợ của Hội Liên Thành. Trường nằm ẩn mình với những tán xoài cổ thụ với kiến trúc khá đơn sơ có diện tích 120m2 nối liền thảo bạc nhà thờ cụ Nguyễn Thông. Mái lợp ngói âm dương không có tường xây chỉ có những song gỗ xếp chéo hình thoi. Sân trường rộng rãi có bể non bộ, có bức bình phong, cổng trường nhìn ra con sông Cà Ty. Trước sân trường có một cây cổ thụ to, gần nó có một hồ sen nhỏ. Trường được nhân dân ủng hộ góp quỹ hiến ruộng cho trường.
Lúc bấy giờ trường có khoảng 4 lớp với 100 học sinh đa số nam đông hơn nữ. Trường có xây một ngôi nhà nhỏ còn gọi là nhà Ngư để các thầy cùng học sinh có thể nghỉ ngơi ăn uống. Nếu như ghé tham quan trường Dục Thanh thì không thể bỏ Ngọa Du Sào bởi nó cũng gắn bó với trường Dục Thanh rất mật thiết.
Ngọa Du Sào là nới ở làm việc của Bác. Mà trước đây vào năm 1878, cụ Nguyễn Thông đã cáo quan về đây và lập ra nhà học Ngọa Du Sào. Ngọa Du Sào không rộng lớn lắm chỉ khoảng 6,5m, rộng 4m và cao hơn 2m. Bên trong trên bàn làm việc của Bác có một chiếc hộp trên trong hộp có đựng một chiếc khay khảm xà cừ và ba chén nhỏ đó là bộ chén trà “Lục ẩm” mà Bác thường dùng với các thầy hay gặp gỡ bình văn thơ và bàn chuyện quốc sự cùng các chiến sĩ yêu nước, Ở đây còn có một góc gác xếp – trước đây là kho sách của cụ Nguyễn Thông và còn có một cái yên thư trên gác là loại giá sách của các cụ nhà Nho ngày trước và một chiếc đi-văng bằng gỗ. Bác đã dành nhiều thời gian ở đây để đọc sách. Ngoài ra ở phía sau Ngọa Du Sào có một cây khế do cụ Nguyễn Thông trồng mà từ khi đến đây bác ngày ngày vẫn chăm sóc cho cây tươi tốt, luôn đơm hoa kết quả và hiện nay đã được 130 tuổi.
Kế đến du khách sẽ nhìn thấy một giếng nước mà Bác thường dùng để sinh hoạt và tưới hoa. Có thể nói rằng chỉ trong vòng một thời gian ngắn 9 tháng ở đây nhưng bác đã dành hết tình thương yêu, đoàn kết gắn bó, đùm bọc những học trò của mình như những người thân thương. Bác như một vì sao sáng soi đường dìu dắt dân tộc Việt Nam đến với niềm hạnh phúc vinh quang.
Có thể nói đây là nơi mà Bác dùng để liên hệ giao dịch với các thương quán Liên Thành, với các chuyến tàu biển. Bác thường chú ý nghe ngóng để tìm cơ hội đi ra nước ngoài tìm chân lý dẫn giải phóng dân tộc mình thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Và ở đây bác cũng tìm thấy một niềm vui là được đón tến Trung Thu và tết Nguyên Đán cùng gia đình cụ Nguyễn Thông.

Lúc bấy giờ trường được xem là ngôi trường tiến bộ khắp nơi vang danh. Trường dạy chữ quốc ngữ là chính, được nhiều nhà nho yêu nước quan tâm.
Từ những năm đầu TKXX, Phan Thiết (PT) đã có hiện tượng tiên phong về doanh thương quy mô với ngành sản xuất nước mắm và họat động mở mang văn hóa quần chúng.
Phong trào Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh đề xướng có mặt rất nổi là thưng hội. Công ty sản xuất nước mắm Liên Thành đã hình thành 1906 do ông Nguyễn Trọng Lội sáng lập đến nay vẫn còn tồn tại. Đây là cơ sở kinh doanh đầu tiên của người Việt Nam có xu hướng dân tộc đã tồn tại được gần 100 năm. Khởi đầu Công Ty này có 1 mục đích ẩn dấu gây quỹ lợi nhuận nhằm bảo trợ Cách Mạng và giúp đỡ các nhà chí sỹ yêu nước họat động. Vào năm 1906 người Trung Hoa đã thao túng thị trường, nhất là thị trường lúa gạo, còn nhưng tài nguyên khoáng sản thì do thực dân Pháp quản lý.
Như tôi đã nói ở trên vào thời lúc bấy giờ để lập được 1 Công Ty để sản xuất buôn bán là 1 việc vô cùng khó khăn của người Việt Nam phải tính tóan và có chiến lược kinh doanh lập 1 công Ty sảng xuất nước mắm thực tế là không đụng chạm tới quyền lợi của của người Pháp, người Hoa, bởi vì họ không ăn nước mắm.
Nguyên liệu chính để sản xuất ra nước mắm lại phụ thuộc vào biển khơi, không nằm trong đất liền, cá và muối không thuộc lãnh vực của người Pháp và người Hoa khống chế. Nhờ đó việc khuyếch trương công ty được dễ dàng thuận lợi, có thể nói đây là hình thức kinh doanh đặc sắc nhất vào thời bấy giờ của người dân Phan Thiết nói chung và công ty nước mắm Liên Thành nói riêng.
Điều đó chứng tỏ giới sỹ phu yêu nước đã nhận thức đúng ngay cả Hồ Tá Bang đang làm quan mà cũng bỏ chức tham gia vào hình thức kinh doanh này. Công ty Liên Thành phát triển mau lẹ, chẳng những có tầm hoạt động ra khắp các tỉnh Miền Trung và các tỉnh Nam Bộ. Quỹ của Công ty đã giúp đỡ rất nhiều người có chí lớn xả thân phục vụ Cách Mạng đất nước. Theo ông Phạm Phú Hữu (giáo sư) cho biết Công Ty Liên Thành đã giúp cho ông Nguyễn Ái Quốc bảy đồng bạc để xuất ngoại.
Lúc bấy giờ 1906 nhiệu nơi ở Trung Bộ do ảnh hưởng của phong trào Duy Tân mở ra rất nhiều trường khuyến học và dạy tân thơ. Ông Nguyễn Văn Xuân trong phong trào Duy Tân đã viết: “Vì Phan Thiết không có đủ người văn học nhưng thừa nhà kinh tế và vì địa phương có khả năng về kinh tế nên Công Ty Liên Thành bao trùm hết học vấn, thể dục...và Trường Dục Thanh đã ra đời.
Trường được xây dựng vào năm 1907 cùng năm xây dựng Trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở tại làng Thanh Đức nay là số nhà 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết, sự hình thành của ngôi trường là để hưởng ứng phong trào Duy Tân do các Cụ Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng, do các ông Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (2 người con của nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông) thành lập. Mục tiêu của phong trào Duy Tân cũng là của nhà trường là: mở mang dân trí, gây thức phát triển dân tộc, đất nước. Đây là 1 trường tư có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất lúc bấy giờ ở Phan Thiết – Bình Thuận.
Vào năm 1910 trên đường đi tìm phương cách cứu nước, nhà giáo Nguyễn Tất Thành sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh được cụ nghè Trương Gia Mô giới thiệu đã đến Phan Thiết và dừng chân dạy học tại Trường Dục Thanh. Lúc đó nhà trường có khoảng 60 học sinh và 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn: Hán văn, Pháp văn, thể dục thể thao, thầy giáo Thành dạy lớp nhì về Quốc Văn và Hán Văn. Ngoài những bài giảng dạy, thầy giáo Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước cùng nòi giống tổ tiên cho học sinh, vào những lúc rảnh rỗi thầy Thành đã dẫn học sinh đi dã ngoại, ngoạn cảnh đẹp trong vùng như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, đình làng Đức Nghĩa.
Vào khoảng tháng 2 năm 1911 thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã giã từ Trường dục Thanh rời Phan Thiết vào Sài Gòn vượt đại dương di tìm con đường giải phóng dân tộc.
Năm sau đó ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyễn vào Sài gòn, không còn người phụ trách, trường Dục Thanh đóng cửa vào năm 1912. ngôi trường Dục Thanh bị hư hỏng và dỡ bỏ từ lâu, nhưng trong số học sinh thầy Thành dạy năm xưa vẫn còn 4 người còn sống đó là 4 cụ: bác sỹ Nguyễn Quý Phầu, bác sỹ Nguyễn Kim Chi, cụ Từ Trường Phùng, cụ Nguyễn Đăng Lâu. Sau này khi đất nước hoàn toàn thống nhất hoà bình lập lại và nhân dân quanh vùng có nguyện vọng phục chế lại ngôi trường Dục Thanh xưa để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ kính yêu và để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau. Nhờ những kỷ niệm hện rỏ trong ký ức các cụ vị trí ngôi trường  và những thành phần kiến trúc bên trong , bên ngoài được hình thành qua các bản vẽ, trường được dựng lại vào năm 1978 – 1980, nhà Ngư được xây dựng vào năm 1906 và từ năm 1908 trở đi dùng làm nơi nộ trú cho học sinh cũng được khôi phục lại. Ngoạ Du Sào là ngôi nhà được xây dựng năm 1880 của cụ Nguyễn Thông vào những năm cuối đời cụ Nguyễn thông ở tại ngôi nhà này để ngâm thơ bình văn, luận bàn công việc với các sĩ phu yêu nước. Lúc ở trường Dục Thanh, thầy giáo Thành đọc sách và soạn vài ở Ngoạ Du Sào, ngôi nhà này nay đã được tu bổ lại. Cây khế và giếng nước nằm trong khuôn viên trường là những vất đã gắn bó với cuộc đời làm thầy của Bác Hồ ở Trường Dục Thanh bởi vì ngoài giờ học thầy Thành thường tưới nước và chăm sóc cây. Trường kỷ, bộ ván, án thư, 1 tủ đứng tráp văn thư, nghiên mài mực, ba ly nhỏ và 1 chiếc khay...tất cả những kỷ vật của trường từ xưa được cất giữ và bảo quản tốt. Bên cạnh khu di tích là Nhà Trưng Bày về cuộc đời hoạt động Cách Mạng của Bác Hồ cũng được xây dựng và khánh thành năm 1986 di tích Trường Dục thanh được Bộ văn Hoá Thông Tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia, quyết định số: 235/QĐ-BT ngày 12 – 12 – 1986.