Translate

Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

SỐ TÀI KHOẢN

NGÂN HÀNG

DZOÃN TIẾN ĐẠT

83205279

ACB – CN HCM

DZOÃN TIẾN ĐẠT

04001012919753

MARITIME BANK - CN HCM

Công Ty TNHH Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn

060054459141

SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

1.Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản của ngân hàng Dong Hanh Viet Saigon Travel như sau: (khách hàng chịu phí chuyển khoản Ngân hàng)

2. Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Dong Hanh Viet Saigon Travel nhận được đủ tiền trước lúc khởi hành 3 ngày (ngày làm việc) hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

3. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến việc tự động hủy bỏ việc đăng ký chương trình du lịch (khách lẻ) và giải quyết theo hợp đồng đã ký (khách đoàn).

DU LỊCH TẾT PHAN THIẾT 2013

Hiển thị các bài đăng có nhãn ca ty. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ca ty. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Phan Thiết - Sông Cà Ty


Mỗi con sông như mỗi con người đều có ngọn nguồn cội rễ. Rừng là nơi phát tích, phát nguyên, là nơi quyết định của những con sông. Có nước mới có khe, có khe mới có suối nhiều con suối hợp lại thành sông và mọi con sông đều đổ về biển. Cấu trúc hình thể tộc của con sông ngược lại với cấu trúc hình thể tộc của cây cỏ, của con người. Ngọn nguồn, cội rễ của cây cỏ và con người nằm trong lòng đất, còn nguồn gốc cội rễ của con sông nằm tận trên cao.
Như con người mỗi con sông đều có riêng những nét đặc thù về dáng dấp, phong cách, tánh nết… bên cạnh những nét chung khi đục khi trong, bên bồi bên khuyết, khi hiền lành khi thơ mộng, khi phẫn nộ điên cuồng. Con người gọi nó là Con vì nó đã được nhân cách hóa, phải chăng về hình thể, nó lượn quanh uốn khúc như một con sinh vật và nó cũng tồn tại theo quy luật sanh, lão, bệnh, tử như con người.
Như con người mỗi con sông đều có họ tên, cũng có bí danh, cũng thường thay đổi tên họ, chỉ điều khác nhau là con người tự đặt tên cho mình và đặt tên cho những con sông.
Sông Phan Thiết xuất hiện từ năm 1697 – năm Đinh Sửu, thứ 6 đời Hiển Tông, Hiếu Minh Hoàng đế Nguyễn Phúc Chu (1691-1725).
Lúc bấy giờ do xếp đặt lại việc cai trị một vùng đất mới, triều Nguyễn đặt phủ Bình Thuận (cơ quan hành chánh), trực tiếp quản lý 4 đạo (tương ứng cấp tỉnh): Phan Rang, Phố Hài, Phan Thiết, Ma Ly. Mỗi đạo đều có quan văn, quan võ. Trên bản đồ nó được ghi là sông Cà Ty. Trên con sông có bến Cà Ty là nơi qua lại, nơi lấy nước, nơi tắm giặt của bà con Phú Hội và Phú Mỹ. Lên miệt trên, nó được ghi là sông Mường Mán. Đến thượng nguồn nó là con Sông Cái – con sông mẹ, vì nó là nơi hội tụ, hợp lưu các con Sông Mán, Sông Rao Ết, Sông Linh… và các con Suối Vàng, Suối Lin, Suối Thi, Suối Ngư, Suối Y-A-U, Suối Lô Tô, Suối Cẩm Hang…, nằm trong địa phận các thôn 1, 2, 3 của xã Hàm Cần, thuộc vùng đồng bào dân tộc Rai và một số ít đồng bào Cà Ho mà xưa kia gọi là xã Đăng Gia thuộc Tổng Cà Dòn.
Không ít người dân bản địa phân vân về cái tên của con sông quê hương: Mương Mán hay Mường Mán? Phan Thiết hay Mang Thít? Mà Mang Thít và Cà Ty có phải là tiếng nói của người Chàm không? Ông Thiên Sanh Cảnh, nhà nguyên cứu dân tộc học người Chàm (ở Hữu Đức, Ninh Phước, Ninh Thuận). Ông cho biết xưa kia, ngoài này gọi trong đó là MULA THÍCH, tức Ruộng Thích. Ông còn cho biết thêm, theo tiếng Chàm, PRONG là lớn, Nhe là nhỏ, Mũi Né có thể là Mũi Nhỏ.
Trên tạp san văn hóa tháng 4, 5/1969 xuất bản tại Sài Gòn, tác giả bài viết tách con sông ra làm đôi: Sông Cái (sông Phan Thiết) dài 76 km, sông Cà Ty dài 5km. Ai cũng hiểu sông Mương Mán, sông Cà Ty, sông Phan Thiết cũng chỉ la một con sông. Con sông đi qua địa phương nào, đem lại hạnh phúc ấm no cho bà con, nên bà con lấy tên quê hương mình đặt tên cho nó để nói lên sự gắn bó tình cảm giữa con người với dòng sông.
Đọc Đại Nam Nhất Thống Chí, phần tỉnh Bình Thuận có đoạn ghi rất rõ: “Sông Phan Thiết ở phía tây huyện Tuy Lý (tên Tuy Lý có từ năm 1854, Tự Đức năm thứ 7, đông giáp Hòa Đa, tây giáp Biên Hòa), nguồn ra từ Động Man (tức nơi ở của đồng bào dân tộc miền núi), chảy về phía đông qua xã Phú Hội, tục gọi là sông Bao Lân, chảy về phái nam 9 dặm đến thôn Phú Tài, có một nhánh từ bến Bình Tân đến cầu Minh Lâm chừng 6 dặm mà hợp vào (tức cầu 40, cầu Ông Rao, cầu Ông Nhiều, nhánh này từ Bưng Cò Ke, Bưng Kỳ Hào, Bưng Bà Tùng, Suối Sung… chảy ra). Lại chảy về phía nam chừng 3 dặm đến thôn Đức Thắng, rồi 2 dặm đổ ra cửa Phan Thiết (mỗi dặm là: 444,44m)”.
Con sông Bao Lân đã đi vào quên lãng. Bây giờ, có lẽ ta thống nhất gọi tên con sông quê hương là Sông Cà Ty như trên bản đồ và dù sao nó cũng cần có một tên riêng. Sông Cà Ty không dài, không rộng, nhưng hiền lành, chân chất, ấm áp nghĩa tình, đã đem dòng sữa của mình nuôi sống cả một vùng châu thổ, từ thượng nguồn xuống đến hạ lưu. Những vườn cây sai trái, những cánh đồng nặng hạt, những cô gái trắng da dài tóc… đều hưởng ân huệ của con sông quê hương.
Càng về với biển, sông càng mở rộng, thủy triều lên xuống, tàu thuyền tấp nập đông vui. Hạnh phúc làm sao khi ta được sống ở một quê hương có con sông uốn khúc lượn qua với ba cây cầu đầy vẻ thơ mộng, với bóng thầy giáo Nguyễn Tất Thành hiện lên trên khúc sông lúc ngã về chiều, với dáng Lầu nước – biểu tượng cho phố biển rực rỡ ánh đèn màu lúc về đêm.
Con sông không biết tự mình trang điểm. Trên gương mặt dịu hiền đôi khi vẫn hiện lên những nét cau có vì những nỗi bất bình ôm ấp trong lòng sông.