Translate

Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

SỐ TÀI KHOẢN

NGÂN HÀNG

DZOÃN TIẾN ĐẠT

83205279

ACB – CN HCM

DZOÃN TIẾN ĐẠT

04001012919753

MARITIME BANK - CN HCM

Công Ty TNHH Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn

060054459141

SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

1.Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản của ngân hàng Dong Hanh Viet Saigon Travel như sau: (khách hàng chịu phí chuyển khoản Ngân hàng)

2. Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Dong Hanh Viet Saigon Travel nhận được đủ tiền trước lúc khởi hành 3 ngày (ngày làm việc) hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

3. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến việc tự động hủy bỏ việc đăng ký chương trình du lịch (khách lẻ) và giải quyết theo hợp đồng đã ký (khách đoàn).

DU LỊCH TẾT PHAN THIẾT 2013

Hiển thị các bài đăng có nhãn mo cu nguyen thong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mo cu nguyen thong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

PHAN THIẾT MỘ CỦA CỤ NGUYỄN THÔNG

Nhà thơ Nguyễn Thông sinh ngày 28 tháng 5 năm 1827 tại làng Bình Thạnh, Tổng Thanh Hội Hạ, phủ Tân An, tỉnh Gia Định, là người học rộng tài cao tự là Hy Phần hiệu là Kỳ Xuyên, biệt hiệu là Độn am, ông nổi tiếng là 1 danh sĩ dưới triều vua Tự Đức. Vào năm 23 tuổi, Nguyễn thông thi đổ cử nhân, niên hiệu Tự Đức thứ 2 (năm 1849) ông làm chức Bố Chánh và đã góp nhiều công lao vào việc khào duyệt lại “Bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục’.
Khi quân Pháp chiếm mất 6 tỉnh Nam Kỳ ông đang giữ chức Đốc Học tại Vĩnh Long, ông tỏ ra là người có tinh thần bất khuất và đề cao các chiến sĩ chống Pháp dưới mọi hình thức. Phản đối sự nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn cũng như thực dân Pháp ông đem tất cả gia đình rời bỏ quê nhà ra ở đất Bình Thuận. Trong những năm ở đây ông đã chuẫn bị kế hoạch xây dựng căn cứ chống Pháp lâu dài, ông đã đi rất nhiều nơi trong tỉnh, đa phát hiện nhiều khu vực đất đai trù phú như khu vực sông La Ngà, Đức Linh, chính những điều mắt thấy tai nghe giúp ông viết được nhiều tác phẩm hay để lại cho đới sau: Ngoạ Du Sào Thi Văn Tập, Kỳ Xuyên Thi Văn Sao Lục, Độn Am Văn Tập, Kỳ Xuyên Công Độc, Dưỡng Chính Lục.
Ngoài việc sáng tác thơ văn ông là người đầu tiên tập hợp dân “tị địa” lập ra “Đồng Châu Xã” để giúp người nhập cư sống có tổ chức, làm ăn sản xuất ổn định tại Bình Thuận , ông được xem là người có công với người dân Bình Thuận trong việc khuyến học, mở mang dân trí, đó là việc ông đã cùng 2 người con lập ra trường Dục Thanh, ông đã xem Phan thiết là que hương thứ 2 của mình.
Nguyễn Thông mất vào ngày 27 tháng 8 năm Giáp Thân (7/7/1884), mộ của ông được xây cất ở dưới chân núi Cố (Ngọc Sơn), thôn Ngọc Lâm, xã Phú Hải – Phan Thiết. Khi còn sống Nguyễn thông thường hay tới đây, thấy vùng đất này đẹp nên đã có ý chọn làm nơi yên giấc ngàn thu. Nơi này có nhiều cây cối rậm rạp liền núi, cạnh biển có chim chóc tụ về quanh năm, đúng là 1 nơi sơn thủy hữu tình có phong thủy rất tốt.
Ngôi mộ của ông được xây dựng giản dị thể hiện được cuộc sống, tấm lòng và đức tính của ông. Mộ có chiều dài 9,45m, rộng 6m35, phần chính có đắp nổi hình kỳ lân như những ngôi mộ xưa. Trên mộ có tấm bia đá khắc chữ Hán với nội dung là 1 bài văn bia do chính ông sáng tác, có ý nghĩa: Sau khi ta trăm tuổi  rồi, hồn phách còn nhớ đến núi này chăng , hoặc rốt cuộc cũng về chốn không có gì chăng? Điều đó không thể biết được. Còn như hoa rừng, tăng, biển, buồm ngư phủ, chòi tiều phu, vẻ lạ của khói mây thay đổi, hình thù của thuồng luồngchập chờn... Sau này cảnh đo có thể giúp cho cuộc sống thưởng ngoạn của đào nhân du khách vậy? “ Khu mộ của cụ Nguyễn Thông đâ được nhà Nước xép hạng là di tích lịch sử năm1999.