Translate

Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

SỐ TÀI KHOẢN

NGÂN HÀNG

DZOÃN TIẾN ĐẠT

83205279

ACB – CN HCM

DZOÃN TIẾN ĐẠT

04001012919753

MARITIME BANK - CN HCM

Công Ty TNHH Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn

060054459141

SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

1.Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản của ngân hàng Dong Hanh Viet Saigon Travel như sau: (khách hàng chịu phí chuyển khoản Ngân hàng)

2. Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Dong Hanh Viet Saigon Travel nhận được đủ tiền trước lúc khởi hành 3 ngày (ngày làm việc) hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

3. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến việc tự động hủy bỏ việc đăng ký chương trình du lịch (khách lẻ) và giải quyết theo hợp đồng đã ký (khách đoàn).

DU LỊCH TẾT PHAN THIẾT 2013

Hiển thị các bài đăng có nhãn nguoi cham. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguoi cham. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

CÁC LỄ HỘI NGƯỜI CHĂM Ở BÌNH THUẬN


1.   Lễ Hội Mbăng Katê: là 1 lễ hội quan trọng đối với người chăm, lễ hội được kéo dài 5 ngày liền của người Chăm theo đạo Bàlamôn. Có thể nói đây la tết còn để tưởng niệm các vị vua chúa, các bậc anh hùng có công, các bậc tổ tiên và thần linh, những người đã được thần thánh hoá như vua Klong – Garai, vua Pôrêmê. Lễ hội được tổ chức vào tháng 8 tháng 9 âm lịch (tức là đầu tháng 7 theo Chăm lịch) tại các đền tháp và tiếp theo đó chuyển về gia đình đồng bào Chăm tại tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.
Vào buổi tối trước ngày chính hội có nghi lễ với các nghi thức trang trọng trong nghạc lễ dân tộc và các vũ điệu cổ truyền.
        Lễ cúng được thực hiện vào trưa ngày chính hội, tiếp theo là lễ rước thần, tắm tượng, mặc áo, đội mũ cho tượng. Vào chập tối các nghi lễ kết thúc mọi người hưởng lộc và cùng nhau tham dự các tiết mục văn nghệ như trình diễn nhạc, ngâm thơ ca.
        Điều đặc biệt đáng lưu ý là trong lễ hội cũng có người dân tộc Raglai ở trên núi xuống dự hội, chia sẽ niềm vui với người chăm.
2. Lễ hội Rija Nưgar: Là lễ hội Bà Po Nagar vào ngày 5 – 6 tuần đầu tháng giêng (lịch Chăm) khoảng tháng 10 dương lịch, người Việt gọi là lễ Cầu Yên. Lễ kéo dài khoảng 3 ngày đêm, dân làng làm Lễ Cầu Yên để tống tiển những điều xấu, không may  của năm cũ. Nghi lễ được tiến hành kúc chạng vạng tối, sau phần gnhi lễ là đến các tiết mục múa hát của dân tộc Chăm và trò chơi thả thuyền.
Ngoài ra các người Chăm ở Bình Thuận thường xuyên tổ chức các lễ hội khác như: Lễ Cầu Đảo, lễ Đắp Đập, lễ Cấm Phòng...
3. Lễ Chaben (Lễ tưởng niệm Đấng Mẹ): Diễn ra tại tháp Pô-Klong-Garai hoặc đền thờ Ponagar vào tháng 10 Chăm lịch.
4. Lễ Jòn Jang (Lễ Cầu Đảo, cầu Thần Nông): diễn ra tại tháp Pô-Klong-Garai, Tháp Pôrêmê vào tháng 4 Chăm Lịch
5. Lễ Đền Ơn Đáp Nghĩa Cha Mẹ: dân tộc Ragdai.

Người Chăm ở Bình Thuận


Bình Thuận là tỉnh có nhiểu dân tộc cư trú và thể hiện được sự yên bình, hòa thuận cũng như tên gôi và giúp cho Thành Phố Phan Thiết thêm khởi sắc trong sinh họat quần chúng, điển hình là trong việc bán buôn, giao lưu phục vụ du khách. Với hơn 30 dân tộc cư trú đông đảo nhất là 6 dân tộc : Việt, Chăm, Raglai, Tày và người Hoa. Bình Thuận luôn có nét đặc biệt, người Chăm ở đây đóng 1 vai trò quan trọng gây sự chú ý và hấp dẫn với khá nhiều khách du lịch trong những lần đầu đến tham quan TP. Phan Thiết.
- Về kiến trúc: Kiến trúc của người Chăm xưa được xem là 1 tác phẩm nghệ thuật đặc trưng, nổi bất với những tháp xây bằng gạch đỏ rất bền vững, thanh thoát và thiên ngang trên ngọn đồi ca. Với kỹ thuật chạm khắc điêu luyện họ đã tạo nên những đường nét mạh khỏe, rõ ràng, giàu trí tưởng tượng và cũng rất trữ tình lãng mạng, người Chămpa xưa đã thể hiện các tượng thần , tượng vua, nữ thần, vũ nữ và các hoa văn đã gây ra sự chú ý và thán phục của du khách trong và ngoài nước đặc biệt là đối với những nhà nghiên cứu và khảo cổ học. Các tác phẩm này thể hiện sự nhận thức và thẩm mỹ của người Chămpa cổ rất đa dạng và phong phú.
Các nhạc cụ, điệu múa, lời ca và kể cả trang phục...đều là những di sản đặc biệt của người Chămpa cổ, điển hình như tại nhà bà Nguyễn Thị Thềm là hậu duệ của dòng vua Chăm cuối cùng ở Thôn Tịnh Mỹ xã Phan Thanh, Huyện Bắc Bình cách TP.Phan Thiết 62km về phía Bắc. Bộ sưu tập di sản văn hóa hoàng tộc Chăm bao gồm những báu vật của vua Pô Klong Mơh Nai và 1 số ít của các vị vua Chăm vào những TK trước. Sưu tập có hơn 100 di vật nguyên gốc quý hiếm đủ loại hình và chất liệu khác nhau, đáng chú ý là những di vật bằng vàng như: vương miện, bông tai, vòng xuyến, bằng vải: áo bào, đôi hia của vua Pô Klong Mơ Nai và hoàng hậu Pô Bia Sơn khác với vương miện của vua Trung Quốc và Vua Việt có biểu tượng con rồng, vương miện của vua Chăm cóa biểu tượng là 2 con Ma Ka Ra quấn quýt, thể hiện uy quyền của nhà vua . vương miện của Hoàng Hậu cũng bằng vàng với hình dạng nhỏ hẹp, hoa văn trang trí nghiêm chỉnh và duyên dáng.
Người giữ lại bộ sưu tập này là 1 người có uy tín trong cộng đồng người Chăm được tin yêu và được người Chăm gọi là “công chúa”, bà Nguyễn Thị Thềm qua đời vào năm 1995, một người cháu gái của Bà tên Nguyễn Thị Đào đã thừa kế di sản và bộ sưu tập.