Translate

Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

SỐ TÀI KHOẢN

NGÂN HÀNG

DZOÃN TIẾN ĐẠT

83205279

ACB – CN HCM

DZOÃN TIẾN ĐẠT

04001012919753

MARITIME BANK - CN HCM

Công Ty TNHH Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn

060054459141

SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

1.Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản của ngân hàng Dong Hanh Viet Saigon Travel như sau: (khách hàng chịu phí chuyển khoản Ngân hàng)

2. Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Dong Hanh Viet Saigon Travel nhận được đủ tiền trước lúc khởi hành 3 ngày (ngày làm việc) hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

3. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến việc tự động hủy bỏ việc đăng ký chương trình du lịch (khách lẻ) và giải quyết theo hợp đồng đã ký (khách đoàn).

DU LỊCH TẾT PHAN THIẾT 2013

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Phan Thiết Dinh Vạn Thủy Tú


(Bộ cốt ông Nam Hải- bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á)
ĐC: góc đường Phan Chu Trinh – Ngư Ông
ĐT: 062820362 DĐ: 0918490612
Cuối thế kỷ XVII những ngư dân lao động của các tỉnh miền Trung lần lượt đổ bộ về khai phá vùng đất mới còn lắm hoang vu Phan Thiết – Bình thuận. Họ mong tránh cảnh loạn lạc, khốn cùng ở quê cũ, tìm được một chốn an cư lạc nghiệp lâu dài. Sử sách và dân gian thường gọi là “Ngũ Quảng lưu dân” ( Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Thuận, Quảng Nam, Quảng Nghĩa). Theo truyền thống ở miền quê cũ họ lập ra ven biển các Vạn nghề đánh cá (Vạn Chài) theo từng nhóm dân cư tập trung trước khi có chính quyền làng xã. Một trong những Vạn Chài ấy có tên là Thuỷ Tú bởi nằm bên cửa biển Phan Thiết trù phú, đẹp giàu (Thuỷ là nước, Tú là màu mỡ nhiều sản vật, Thuỷ Tú nói lên vùng biển giàu đẹp).
Cùng với việc lập Vạn ổn định dân cư ăn ở, Vạn nào cũng xây Dinh để thờ thần Nam Hải. Từ xưa theo tín ngưỡng của cư dân cá Voi được tôn làm ông Nam Hải hay Nam Hải đại tướng quận, về sau vua Gia Long sắc phong là Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần. Bởi khi trời giông bão sóng to gió lớn, ông đã tựa vào thuyền, che chắn cho thuyền không bị sóng gió nhấn chìm. Khi ông luỵ (chết) Làng Vạn làm tang lễ, thờ tự ở Dinh. Như câu hát bả trạo truyền từ đời này sang đời khác:
Xưa biển Thánh, Ngài quảng sai tiết độ
Nay siêu Thần, Ngài về chốn miếu môn
Hoặc: Khôn phò nghĩa khí ai bì
Sống chơi biển Thánh, chết quy non Thần
Về khoa học, ông tên là cá voi lưng xám, không có răng. Hằng ngày ông phải lọc nước biển để lấy thức ăn, mỗi ngày khoảng 1-1,5 tấn cá, những loài cá thơm như: cơm, mòi, nục, sinh vật nổi như: tôm, cua. Mỗi lần ông chỉ sinh một con, con mới sinh có chiều dài bằng 1/3 con mẹ, nặng 2-3 tấn, tuổi thọ trung bình 80 năm.

Dinh Vạn Thuỷ Tú toạ lạc trên đường Ngư Ông, thuộc phường Đức Thắng thành phố Phan Thiết. Con đường ngày nay và biển cả trước đây mang tên ngư ông thể hiện ý nghĩa lịch sử gắn bó giữa ông Nam Hải với ngư nghiệp địa phương. Niềm tôn kính của ngư ông cũng như niềm tin vào sự phò trợ của ông Nam Hải, lịch sử hình thành Vạn Thuỷ Tú gắn liền với lịch sử hình thành thành phố Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận của lớp ngư dân đầu tiên vào khai phá xây dựng nên vùng biển” trên bến, dưới thuyền” với nghề đánh bắt thuỷ sản và chế biến nước mắm truyền thống nổi tiếng xưa nay.
Dinh Vạn Thuỷ Tú là một trong những dinh Vạn lớn và cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình thuận. Dinh được thiết lập từ năm Nhâm Ngọ 1762 với chính điện, nhà Tiền Vãng và phía trước là Võ Ca. Trung tâm chính điện khám thờ thần Nam Hải. Bên tả là khám thờ ông thuỷ (ông tổ nghề biển), bên hữu thờ bà thuỷ. Phía sau chính điện là nhà Tiền Vãng thờ các bậc tiền hiền hậu hiền – những người có công khai phá dựng làng, lập Vạn. Phía trước là nhà Võ Ca là nơi để hát bội và diễn chèo Bả Trạo trong những kỳ tết lễ. Trong năm Vạn có 05 kỳ cúng: Lệ Tế Xuân (20-2 Âl), Lệ hạ nghệ (xuống nghề, cầu ngư đầu mùa 20-4 Âl) Lệ cầ ngư (cấu ngư chính mùa 20-6 Âl), Lệ tế Thu (còn gọi là lệ cúng của các chèo dọc 20-7 Âl) và Lệ mãn mùa (25-8 Âl). Ở mỗi kỳ lệ cúng, bà con tổ chức lễ với nghi thức cúng Tế trang trọng và Hội với hát bội, diễn chèo Bả Trạo, giao lưu trao đổi công việc làm ăn; ngoài ra còn tổ chức đua ghe giữa các Vạn, như câu ca xưa còn truyền lại:
Dưới sông lắp đặt ghe đua
Trên bờ sửa soạn Miếu Chùa Trạo ca
(hát chèo Bả Trạo)
Việc thờ tự cúng tế, lễ hội ở Vạn hướng con người về cội nguồn, với tổ nghề và thắt chặt tình ái hữu tương tế.
Về giá trị kiến trúc, Dinh Vạn Thuỷ Tú sử dụng lối kiến trúc “tứ trụ”, toàn bộ các vì kèo, rường cột, các gian đều xuất phát từ các đỉnh của tứ trụ; các chi tiết được lắp ghép trau chuốt, chạm khắc tỉ mỉ. Đến nay so với hàng chục Vạn thờ Hải thần dọc theo biển Bình Thuận thì Dinh Vạn Thuỷ Tú có kiến trúc còn giữ nguyên trạng.
Trong Dinh Vạn Thuỷ Tú còn lưu giữ 24 sắc phong của các đời vua triều nguyễn, lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán – Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liện đối, trên văn chuông của Đại Hồng Chung…
Với những giá trị lịch sử văn hoá, Dinh Vạn Thuỷ Tú đã được bộ văn hoá thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia 1996.
Đến tham quan Dinh Vạn Thuỷ Tú, qua cổng tham quan về phía tả là Ngọc Lân Thánh Địa, về phía hữu là nhà trưng bày hài cốt ông Nam Hải, trước khi vào viếng dinh chính.
Theo phong tục tập quán khi phát hiện Ông luỵ làng Vạn phải tổ chức đưa ông lên bờ và tiến hành nghi thức tang lễ long trọng. Người đầu tiên phát hiện ông luỵ được hưởng nghi thức tang chế như con trưởng của ông. Mặc đồ trắng, bịt khăn trắng và để tang ông trong 3 năm, không được hớt tóc cạo râu phải an chay nằm đất. Làng Vạn làm lễ thỉnh linh hồn ông nhập Vạn, chọn ngày giờ tốt để mai táng. Trước Dinh Vạn Thuỷ Tú có một khu đất rộng để mai táng ông, gọi là Ngọc Lân Thánh Địa.
Sau ba năm mai táng thỉnh cốt ông nhập thờ trong Dinh Vạn. Khi hốt cốt thì dùng nước lã rửa sạch, sau đó dùng rượu mạnh rửa, phơi thật khô, sau khi phơi xong thì mang về thờ ở Dinh Vạn. Qua 200 năm Dinh Vạn Thuỷ Tú đã có 3 tẩm với trên 100 bộ cốt ông được lưu thờ trong đó có hàng chục bộ cốt lớn, đặt biệt có một bộ rất lớn.
Truyền thuyết dân gian kể lại rằng: sau khi xây xong Dinh Vạn Thuỷ Tú có một ông rất lớn trôi dạt vào bờ phía trước Din h lúc này biển chỉ cách dinh không đầy 50 m). Ngư dân trong bổn Vạn và huy động các Vạn khác cùng nhau đưa ông vào táng trong khuôn viên của Dinh Vạn Thuỷ Tú. Vì ông lớn quá (dài 22 m, nặng 65 tấn) nên mãi 2 ngày sau mới đưa vào an táng được.
Năm 2003 theo nguyện vọng của bà con ngư dân và nhu cầu của khách tham quan, cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu văn hoá – khoa học, UBND thành phố Phan Thiết đã đầu tư xây dựng nhà trưng bày và phục chế lắp ráp bộ cốt ông lớn nhằm giữ gìn và bảo quản tốt hơn, tạo điều kiện cho bà con ngư dân đến viếng và khách đến tham quan, các nhà khoa học đến nghiên cứu.
Được sự trợ giúp của phòng bảo tồn Viện Hải Dương Học Nha Trang công trình đã được khánh thành vào đúng dịp lễ hội cầu ngư đầu mùa ngày 20 tháng 4 năm Quý Mùi 2003. Qua lưu thờ bảo quản của nhân dân, bộ cốt ông hầu như nguyên vẹn và được xác định là bộ cốt ông lớn nhất Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á. (tại Thái Lan dài 16m, Viện Hải Dương Học Nha Trang là 15m, Kiên Giang 7m).
Trong DVTT còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán Nôm liên quan đến nghề biển thể hiện trên nội dung thờ phụng, khám thờ, hoành phi, câu đối và trên bài văn khắc trên đại hồng chung. Đặc biệt ở DVTT là 1 trong những nơi còn lưu giữ sắc phong của các vị vua triều Nguyễn, dù trãi qua mấy trăm năm nhưng các sắc phong này được gìn giữ cẩn thận và còn nguyên vẹn như mới. Có tất cả 24 sắc phong của vua Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh,Duy Tân và Khải Định, riêng vua Thiệu Trị (1841 – 1847) trong thời gian 7 năm trị vì đã ban tặng cho DVTT 10 sắc phong, đây quả là 1 sự kiện hiếm thấy. DVTT đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia năm 1996.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét