Translate

Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

SỐ TÀI KHOẢN

NGÂN HÀNG

DZOÃN TIẾN ĐẠT

83205279

ACB – CN HCM

DZOÃN TIẾN ĐẠT

04001012919753

MARITIME BANK - CN HCM

Công Ty TNHH Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn

060054459141

SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

1.Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản của ngân hàng Dong Hanh Viet Saigon Travel như sau: (khách hàng chịu phí chuyển khoản Ngân hàng)

2. Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Dong Hanh Viet Saigon Travel nhận được đủ tiền trước lúc khởi hành 3 ngày (ngày làm việc) hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

3. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến việc tự động hủy bỏ việc đăng ký chương trình du lịch (khách lẻ) và giải quyết theo hợp đồng đã ký (khách đoàn).

DU LỊCH TẾT PHAN THIẾT 2013

Hiển thị các bài đăng có nhãn tour du lich phan thiet. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tour du lich phan thiet. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Phan Thiết Phế Tích Lầu Ông Hoàng



 Nhìn sang bên phải trên 1 ngọn đồi, Quý Khách thấy 1 lô cốt bằng gạch đó chính là Phế Tích “Lầu Ong Hoàng”, đây là 1 địa danh do quần chúng gọi từ bao lâu , không chỉ là 1 nhà lầu bình thường. Vào năm 1911 một Ông Hoàng người Pháp là Công Tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và đi săn bắn. Công Tước tới những ngọn đồi lân cận Phan Thiết, thấy phong cảnh đẹp ông đã mua đấ xây dựng biệt thự để nghỉ ngơi vào những chuyến đi săn, du lịch. Công sứ Garnier đang cầm quyền đất Bình Thuận lúc bấy giờ đã đồng ý bán quả đồi Bà Nài cho ông Hoàng Pháp này.
Ngày 21 tháng 2 năm 1911, biệt thự được khởi công xây dựng, gần 1 năm sau mới hoàn thành với diện tích 536m2, gồm 13 phòng, khu vực xây biệt thự cách nhóm đền tháp Pô-sha-nư gần 100m về phía Nam, trong khi vận chuyển vật liệu lên đồi để xây biệt thự người Pháp đã làm hỏng tường thành phía trước cửa chánh tháp. Biệt thự xây xong đầy đủ tiện nghi, đẹp, có máy phát điện dưới hầm, có hồ chứa nước mưa đủ để dùng trong 1 năm được coi là tân tiến và hiện đại nhất Phan Thiết lúc bấy giờ, kể từ đó nhân dân Phan Thiết gọi khu vực biệt thự là đồi “Lầu Ông Hoàng”. Tháng 7 năm 1917 công tước De Montpensier bán khu biệt thự này cho 1 chủ khách sạn người Pháp tên Prasetts, cùng thời điểm đó 1 người Pháp khác tên là Bell cho xây dựng khách sạn Ngọc Lâm ở ngọn đồi bên cạnh để phục vụ người Pháp. Năm 1923 chính phủ Pháp đã mua lại khu biệt thự này cho vua Bảo Đại , nhưng vì đường xá xa xôi nên vua Bào Đại cũng ít đến đây 1 thời gian sau nơi này đã xuống cấp và bị hư hỏng.
Như tôi đã nói ở trên bởi vì Lầu Ong Hoàng được xây dựng trên ngọn đồi Bà Nài ở độ cao 40m so với mực nước biển nên đứng từ đây có thể quan sát toàn canh xung quanh. Chính vì vậy tháng 10/1946 thực dân Pháp đã biến nơi này thành đồn bót, làm nơi trú quân, gọi là “Đồn Lầu Ong Hoàng”. Vào ngày 14 tháng 6 năm 1947 nơi đây đã diễn ra 1 trận đánh ác liệt của 1 tiểu đội  thuộc đơn vị Hoàng Hoa Thám do đồng chí Nguyễn Minh Châu chỉ huy đã tiêu diệt được nhiều lính Pháp, thu nhiều súng đạn đủ loại trong đó có 1 khẩu đại liên Vitke, 1 súng trung liên Bren và nhiều chiến lợi phẩm khác, từ đó người quen gọi chến thắng này là chiến thắng lầu Ong Hoàng, cho đến nay vì trài qua thời gian dài bị tàn phá bởi chiến tranh di tích chỉ còn lại nền đất như bây giờ.

Phan Thiết Tháp Cổ Pô Sha Nư



 Cách Lâu Ong Hoàng không xa chúng ta thấy 1 ngọn tháp nằm sừng sững trên ngọn đồi đó là tháp Chàm Poshanư. Tháp này còn có tên gọi là Phú Hải bởi vì tháp nằm trên  ngọn đồi Bà Nài thuộc xã Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phí đông bắc được người chăm xây dựng trong thời gian cuối thế kỷ thứ VIII đến đầu TK IX.
Di tích này thuộc phong cách nghệ thuật Hoà Lai cùng loại tháp Khmer thời Chân Lạp, tháp có hình vuông, nhều tầng, ba ngôi tháp hiện còn nằm trên 2 tầng đất quay mặt về hướng Đông. Hàng năm vào tháng Giêng Am Lịch các lễ hội Rija Nưga, Pô Mbăng Yang của người Chăm được tổ chức dưới chân tháp để cầu mưa và cầu xin những điều tốt lành.
Nhóm tháp Pô – Sha – nư hiện nay gồm 3 tháp. Tháp chính A hơi nhích về phía Nam hai tháp phụ B hơi nhích về phía Bắc và C nhích về hướng Đông cạnh tháp A. Mục đích xây dựng nhóm tháp này của người Chăm xưa là để thờ thần Siva, một trong 3 vị thần sáng thế theo tín ngưỡng Bà La Môn được người Chămpa xưa tôn kính và sùng bái biểu hiện qua việc thờ Linga và Yoni ở trong tháp A (tháp chính)
Vào thế kỷ XV người Chăm tiếp tục xây dựng một số đền tháp theo lối kiến trúc đơn giảng để thờ công chúa Pô –sha – nư là con của vua Para Chanh được nhân dân yêu quý về tài đức và tư cách thương thân lễ độ của bà dành cho nhân dân lúc bấy giờ.
Những cuộc khai quật khảo cổ học từ năm 1992 – 1995 phát hiện được nhiều nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp hàng mấy trăm năm qua cùng với gạch ngói và 1 số hiện vật trong dòng các đền tháp có niên đại từ thế kỷ XV, từ đây tháp có tên là Pô – sha – nư. Nhóm tháp Pô – sha – nư giữ được vị thế quan trọng trong số các di tích kiến trúc người Chăm Bình Thuận. Từ hình dạng kiến trúc kỹ thuật xây dựng, trang trí nghệ thuật trên thân tháp đều có những nét đặc thù.
Tháp chính, từ trong lòng tháp lên đến đỉnh cao 15m, cạnh đáy mỗi bề gần 10m, 1 cửa chánh dài hướng về phía Đông là nơi cư ngụ của thần linh, có 3 cửa giả ở hướng Bắc, Tây, Nam. Trên vòm cuốn ở hướng Tây có những dãy chạm khắc dày đặc với những bông hoa và hình tượng lạ kỳ. Tháp có 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại và giảm bớt những chi tiết kiến trúc của tầng dưới, trên đỉnh tháp có 4 cửa sổ hình tam giác hướng về 4 phía, bên ngoài xây bít kín, dưới mỗi cửa sổ gạch có 4 lỗ lớn để thông gió ra ngoài.
Tháp phụ B nằm riêng nhích về hướng Bắc cao khoảng 12m, hình dáng kiến trúc gần giống như tháp chính A nhưng đơn giản hơn. Trước kia trong tháp thờ Bò Thần Nađin nhưng về sau không còn nữa, năm 1995 trong lúc khai quật dưới lòng đất người ta tìm thấy 1 bàn chân và tai bò bằng đá.
Tháp phụ C chỉ còn lại với chiều cao hơn 4m, duy nhất có 1 cửa trổ về hướng Đông. Những chi tiết kiến trúc và trang trí nghệ thuật bên ngoài tháp đã bị thời gian bào mòn, chỉ còn lại một số đường nét chính.
Nhóm tháp Pô-sha-nư cũng được dân cư ngụ tại các vùng lân cận thờ phụng. Trước khi đi biển họ đến đây cầu nguyện xin cho những chuyến đi của họ được bình yên. Di tích này đã được nhà nước cho tu bổ tôn tạo vào năm 1990 – 2000 và đã được hoàn chỉnh được xếp hàng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1991.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Phan Thiết



Vùng đất này có tên gọi lâu đời của người Chăm là Ha-mu Li-thit (nghĩa là “xóm Lithit”). Sau khi vương quốc Chămpa sáp nhập vào Đại Việt, chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Lâu dần, âm cuối “Li-thit” được gắn liền với âm "Phan" mà thành phan thiet.


Vùng hành chính này xác lập cùng thời gian hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay, nhưng khi ấy nó chưa được xác định địa giới và cấp hành chính gì.Năm 1697, Bình Thuận lần lượt được đổi từ một trấn lên thành phủ, rồi lên thành dinh, thì phan thiết chính thức được công nhận là một đạo (cùng một lượt với các đạo Phan Rang, Phố Hài, Ma Ly vùng Tam Tân).
Tuy nhiên, đạo phan thiết lập ra nhưng chẳng có văn bản nào chỉ rõ phạm vi lãnh thổ. Từ năm 1773 đến năm 1801, nơi đây thường diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa các lực lượng quân nhà Nguyễn và quân nhà Tây Sơn. Năm 1825, thời Minh Mạng, khi Bình Thuận chính thức trở thành tỉnh, đạo phan thiết bị cắt một phần đất nhập vào một huyện thuộc Hàm Thuận (năm 1854, thời Tự Đức, huyện này được đặt tên là huyện Tuy Lý). 1835, tuần vũ Dương Văn Phong thỉnh cầu vua Minh Mạng chuyển tỉnh lỵ của Bình Thuận ở gần Phan Rí (huyện Hoà Đa) lập từ thời Gia Long về đóng ở vùng Phú Tài - Đại Nẫm, huyện Hàm Thuận nhưng vua chưa đồng ý. Năm 1836 (năm Minh Mạng thứ 17), Thị Lang Bộ Hộ là Đào Tri Phủ được cử làm việc đo đạc, lập địa bạ trong số trên 307 xã, thôn thuộc hai phủ, bốn huyện và mười lăm tổng của tỉnh Bình Thuận để chuẩn định và tiến hành đánh thuế. Đo đạc xong ước định vùng phan thiết (thuộc tổng Đức Thắng) có chín địa danh trực thuộc.


Bên hữu ngạn sông (sông Cà Ty ngày nay) là các xã Đức Thắng, Nhuận Đức, Lạc Đạo và các thôn Thành Đức, Tú Long. Bên tả ngạn là xã Trinh Tường và các thôn Long Khê, Long Bình, Minh Long. Qua nhiều lần thay đổi các đơn vị hành chính, một số thôn nhỏ sáp nhập thành làng lớn, một số địa danh cũ biến mất như Minh Long, Long Bình (thuộc phường Bình Hưng ngày nay), Long Khê (thuộc phường Phú Trinh ngày nay). Một số thôn, xã khác của tổng Đức Thắng như Phú Tài, Phú Hội, Xuân Phong, Đại Nẫm được xem là ngoại vi của phan thiet. Một số địa danh thuộc khu vực Phố Hài (phường Phú Hài ngày nay) như Tân Phú, An Hải, An Hoà, Tú Lâm, Sơn Thủy, Thiện Chính, Ngọc Lâm... thuộc về tổng Hoa An (sau đổi lại là tổng Lại An) của huyện Tuy Định. Một số thôn, xã dọc bờ biển như Khánh Thiện, Thạch Long, Long Sơn (thuộc khu vực Rạng - Mũi Né ngày nay) thuộc tổng Vĩnh An của huyện Hòa Đa.


Gần cuối thế kỷ 19, phan thiết vẫn chưa được công nhận chính thức là một đơn vị hành chính (cấp dưới) trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Năm 1898 (năm Thành Thái thứ muời), tỉnh lỵ Bình Thuận được dời về đặt tại làng Phú Tài ở ngoại vi phan thiet. Ngày 20 tháng 10 cùng năm, vua Thành Thái ra đạo dụ xác lập thị xã (centre urban)phan thiết, tỉnh lỵ của Bình Thuận (cùng ngày thành lập các thị xã[Huế]], Hội An, Quy Nhơn, Thanh Hoá, Vinh). Năm 1905, thị xã phan thiet cũng vẫn chưa xác định rõ ranh giới. Tòa sứ Bình Thuận (bộ máy thống trị của Pháp) do một công sứ (résident) đứng đầu đặt thường trực tại phan thiet. Ngày 4 tháng 11 năm 1910, viên toàn quyền Đông Dương A.Klobukowski ra quyết định về phan thiet. Lúc này phan thiết chính thức bao gồm 16 làng xã. Bên hữu ngạn sông: Đức Thắng, Thành Đức, Nhuận Đức, Nam Nghĩa, Lạc Đạo, Tú Long; bên tả ngạn sông: Long Khê, Phú Trinh, Trinh Tường, Đảng Bình, Quảng Bình, Thiện Mỹ, Thiện Chánh, Xuân Hoà, An Hải, Sơn Thuỷ (năm làng sau trước đây là thuộc khu vực Phố Hài).
Có thêm địa danh mới như Nam Nghĩa, Quảng Bình (dân Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Quảng Bình di cư vào phan thiết). Ngày 6 tháng 1 năm 1918, Khâm Sứ Trung Kỳ Charles quyết định Phú Hài (tên gọi mới của Phố Hài) tách ra khỏi phan thiet để nhập về lại tổng Lại An của huyện Hàm Thuận. Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở phan thiet. Thị xãphan thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận từ đó.

Phan Thiết - Mũi Né Thắng Cảnh Bàu Sen (Bàu Trắng)


Tại thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình (nằm trong tuyến dã ngoại Hòn Rơm kéo dài). Bàu Trắng là Hồ nước ngọt cách PhanThiết khoảng 65km về hướng Đông Bắc. Hình thành khá lâu đời, bàu này nằm ở giữa vùng đồi cát mênh mông xen lẫn nhiều khóm cây rừng thấp. Bàu có nhiều bông sen nên cũng có nhiều người gọi là “Bàu Sen”. Dân gian xưa gọi là Bàu Ông, Bàu Bà vì bàu chia làm 2 phần được cách ngăn bằng một ngọn đồi (và con đường đất đá đỏ mới mở rộng băng ngang qua). Nước trong hồ họt và trong. Từ xa nhìn thấy một màu xanh mát dịu phủ lên những đồi cát trắng. Dù là một bàu nước do thiên nhiên tạo thành nhưng vì giữa vùng khô và nước biển mặn, dân gian vẫn tỏ lòng biết ơn do bàu cung cấp nguồn nước quý nuôi sống con người và các loài vật ở đây trong những ngày nắng hạn. Bàu này có nhiều loài cá lớn, hấp dẫn nhân dân trong vùng thả câ, kể cả những người thích đi câu từ xa tìm đến. Sáchxưa viết: “Hồ trắng có 2 hồ, hồ trên và hồ dưới, ở phía Tây Nam huyện Hòa Đa, phía tây Ba Động (địa danh củ, PCS). Hồ trên chu vi 8 dặm lịch, hồ dưới chu vi 22 dặm lịch, nước trong ngọt, bốn mùa không tăng không giảm. Phía Tây Bắc là động cát, phía Tây Nam là chân rừng, trên bờ phía Nam có đền thờ Chúa động”
Nơi sâu nhất của bàu Trắng là 19m, cạn dầ về phía bờ. Quanh bờ có nhiều bông sen, mùa hè sen nở rộ, tô điểm thêm cho vùng cát trắng những màu sắc rực rỡ. Bàu Trắng là nơi có nguồn nước ngọt tự nhiên duy nhất  ở xã  Hòa Thắng, như một bàu sữa lớn nuôi nhân dân ở vùng này. Từ xa xưa, chung quanh Bàu Trắng có nhiều làng thôn của người Chăm sinh sống, đã sử dụng nước trong hồ. Người Chăm đã dựng đềnn thờ nữ thần Po Nagar về phía Nam Bàu Trắng.  Về sau ngôi đền bị sụng đổ nhưng dấu tích vẫn còn.
Vào năm 1867, cụ Nguyễn Thông đi ngang qua, thấy cảnh đẹp kỳ lạ, đã gọi là Hồ Trắng, và làm nhiều bài thơ vịnh để ca ngợi, trong đó có bài “Quá Bình Nhơn sa mạc” (qua bãi cát Bình Nhơn) và “Bạch Hồ nhàn hành” (dạo chơi Hồ Trắng). Về nguồn nước mát quanh năm, Bàu Trắng làm dịu đi không khí nóng bỏng của đồi cát mênh mông và làm cho cát ẩm ướt, đi không lún chân, cát ít tung bay như nhiều đồi cát khác, vì thế cả đồi cát ở đây được coi là kỳ diệu, một thắng cảnh tuyệt vời hiếm có, vừa hùng vĩ vừa dịu dàng.

Phan Thiết Dinh Vạn Thủy Tú


(Bộ cốt ông Nam Hải- bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á)
ĐC: góc đường Phan Chu Trinh – Ngư Ông
ĐT: 062820362 DĐ: 0918490612
Cuối thế kỷ XVII những ngư dân lao động của các tỉnh miền Trung lần lượt đổ bộ về khai phá vùng đất mới còn lắm hoang vu Phan Thiết – Bình thuận. Họ mong tránh cảnh loạn lạc, khốn cùng ở quê cũ, tìm được một chốn an cư lạc nghiệp lâu dài. Sử sách và dân gian thường gọi là “Ngũ Quảng lưu dân” ( Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Thuận, Quảng Nam, Quảng Nghĩa). Theo truyền thống ở miền quê cũ họ lập ra ven biển các Vạn nghề đánh cá (Vạn Chài) theo từng nhóm dân cư tập trung trước khi có chính quyền làng xã. Một trong những Vạn Chài ấy có tên là Thuỷ Tú bởi nằm bên cửa biển Phan Thiết trù phú, đẹp giàu (Thuỷ là nước, Tú là màu mỡ nhiều sản vật, Thuỷ Tú nói lên vùng biển giàu đẹp).
Cùng với việc lập Vạn ổn định dân cư ăn ở, Vạn nào cũng xây Dinh để thờ thần Nam Hải. Từ xưa theo tín ngưỡng của cư dân cá Voi được tôn làm ông Nam Hải hay Nam Hải đại tướng quận, về sau vua Gia Long sắc phong là Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần. Bởi khi trời giông bão sóng to gió lớn, ông đã tựa vào thuyền, che chắn cho thuyền không bị sóng gió nhấn chìm. Khi ông luỵ (chết) Làng Vạn làm tang lễ, thờ tự ở Dinh. Như câu hát bả trạo truyền từ đời này sang đời khác:
Xưa biển Thánh, Ngài quảng sai tiết độ
Nay siêu Thần, Ngài về chốn miếu môn
Hoặc: Khôn phò nghĩa khí ai bì
Sống chơi biển Thánh, chết quy non Thần
Về khoa học, ông tên là cá voi lưng xám, không có răng. Hằng ngày ông phải lọc nước biển để lấy thức ăn, mỗi ngày khoảng 1-1,5 tấn cá, những loài cá thơm như: cơm, mòi, nục, sinh vật nổi như: tôm, cua. Mỗi lần ông chỉ sinh một con, con mới sinh có chiều dài bằng 1/3 con mẹ, nặng 2-3 tấn, tuổi thọ trung bình 80 năm.

Dinh Vạn Thuỷ Tú toạ lạc trên đường Ngư Ông, thuộc phường Đức Thắng thành phố Phan Thiết. Con đường ngày nay và biển cả trước đây mang tên ngư ông thể hiện ý nghĩa lịch sử gắn bó giữa ông Nam Hải với ngư nghiệp địa phương. Niềm tôn kính của ngư ông cũng như niềm tin vào sự phò trợ của ông Nam Hải, lịch sử hình thành Vạn Thuỷ Tú gắn liền với lịch sử hình thành thành phố Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận của lớp ngư dân đầu tiên vào khai phá xây dựng nên vùng biển” trên bến, dưới thuyền” với nghề đánh bắt thuỷ sản và chế biến nước mắm truyền thống nổi tiếng xưa nay.
Dinh Vạn Thuỷ Tú là một trong những dinh Vạn lớn và cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình thuận. Dinh được thiết lập từ năm Nhâm Ngọ 1762 với chính điện, nhà Tiền Vãng và phía trước là Võ Ca. Trung tâm chính điện khám thờ thần Nam Hải. Bên tả là khám thờ ông thuỷ (ông tổ nghề biển), bên hữu thờ bà thuỷ. Phía sau chính điện là nhà Tiền Vãng thờ các bậc tiền hiền hậu hiền – những người có công khai phá dựng làng, lập Vạn. Phía trước là nhà Võ Ca là nơi để hát bội và diễn chèo Bả Trạo trong những kỳ tết lễ. Trong năm Vạn có 05 kỳ cúng: Lệ Tế Xuân (20-2 Âl), Lệ hạ nghệ (xuống nghề, cầu ngư đầu mùa 20-4 Âl) Lệ cầ ngư (cấu ngư chính mùa 20-6 Âl), Lệ tế Thu (còn gọi là lệ cúng của các chèo dọc 20-7 Âl) và Lệ mãn mùa (25-8 Âl). Ở mỗi kỳ lệ cúng, bà con tổ chức lễ với nghi thức cúng Tế trang trọng và Hội với hát bội, diễn chèo Bả Trạo, giao lưu trao đổi công việc làm ăn; ngoài ra còn tổ chức đua ghe giữa các Vạn, như câu ca xưa còn truyền lại:
Dưới sông lắp đặt ghe đua
Trên bờ sửa soạn Miếu Chùa Trạo ca
(hát chèo Bả Trạo)
Việc thờ tự cúng tế, lễ hội ở Vạn hướng con người về cội nguồn, với tổ nghề và thắt chặt tình ái hữu tương tế.
Về giá trị kiến trúc, Dinh Vạn Thuỷ Tú sử dụng lối kiến trúc “tứ trụ”, toàn bộ các vì kèo, rường cột, các gian đều xuất phát từ các đỉnh của tứ trụ; các chi tiết được lắp ghép trau chuốt, chạm khắc tỉ mỉ. Đến nay so với hàng chục Vạn thờ Hải thần dọc theo biển Bình Thuận thì Dinh Vạn Thuỷ Tú có kiến trúc còn giữ nguyên trạng.
Trong Dinh Vạn Thuỷ Tú còn lưu giữ 24 sắc phong của các đời vua triều nguyễn, lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán – Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liện đối, trên văn chuông của Đại Hồng Chung…
Với những giá trị lịch sử văn hoá, Dinh Vạn Thuỷ Tú đã được bộ văn hoá thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia 1996.
Đến tham quan Dinh Vạn Thuỷ Tú, qua cổng tham quan về phía tả là Ngọc Lân Thánh Địa, về phía hữu là nhà trưng bày hài cốt ông Nam Hải, trước khi vào viếng dinh chính.
Theo phong tục tập quán khi phát hiện Ông luỵ làng Vạn phải tổ chức đưa ông lên bờ và tiến hành nghi thức tang lễ long trọng. Người đầu tiên phát hiện ông luỵ được hưởng nghi thức tang chế như con trưởng của ông. Mặc đồ trắng, bịt khăn trắng và để tang ông trong 3 năm, không được hớt tóc cạo râu phải an chay nằm đất. Làng Vạn làm lễ thỉnh linh hồn ông nhập Vạn, chọn ngày giờ tốt để mai táng. Trước Dinh Vạn Thuỷ Tú có một khu đất rộng để mai táng ông, gọi là Ngọc Lân Thánh Địa.
Sau ba năm mai táng thỉnh cốt ông nhập thờ trong Dinh Vạn. Khi hốt cốt thì dùng nước lã rửa sạch, sau đó dùng rượu mạnh rửa, phơi thật khô, sau khi phơi xong thì mang về thờ ở Dinh Vạn. Qua 200 năm Dinh Vạn Thuỷ Tú đã có 3 tẩm với trên 100 bộ cốt ông được lưu thờ trong đó có hàng chục bộ cốt lớn, đặt biệt có một bộ rất lớn.
Truyền thuyết dân gian kể lại rằng: sau khi xây xong Dinh Vạn Thuỷ Tú có một ông rất lớn trôi dạt vào bờ phía trước Din h lúc này biển chỉ cách dinh không đầy 50 m). Ngư dân trong bổn Vạn và huy động các Vạn khác cùng nhau đưa ông vào táng trong khuôn viên của Dinh Vạn Thuỷ Tú. Vì ông lớn quá (dài 22 m, nặng 65 tấn) nên mãi 2 ngày sau mới đưa vào an táng được.
Năm 2003 theo nguyện vọng của bà con ngư dân và nhu cầu của khách tham quan, cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu văn hoá – khoa học, UBND thành phố Phan Thiết đã đầu tư xây dựng nhà trưng bày và phục chế lắp ráp bộ cốt ông lớn nhằm giữ gìn và bảo quản tốt hơn, tạo điều kiện cho bà con ngư dân đến viếng và khách đến tham quan, các nhà khoa học đến nghiên cứu.
Được sự trợ giúp của phòng bảo tồn Viện Hải Dương Học Nha Trang công trình đã được khánh thành vào đúng dịp lễ hội cầu ngư đầu mùa ngày 20 tháng 4 năm Quý Mùi 2003. Qua lưu thờ bảo quản của nhân dân, bộ cốt ông hầu như nguyên vẹn và được xác định là bộ cốt ông lớn nhất Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á. (tại Thái Lan dài 16m, Viện Hải Dương Học Nha Trang là 15m, Kiên Giang 7m).
Trong DVTT còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán Nôm liên quan đến nghề biển thể hiện trên nội dung thờ phụng, khám thờ, hoành phi, câu đối và trên bài văn khắc trên đại hồng chung. Đặc biệt ở DVTT là 1 trong những nơi còn lưu giữ sắc phong của các vị vua triều Nguyễn, dù trãi qua mấy trăm năm nhưng các sắc phong này được gìn giữ cẩn thận và còn nguyên vẹn như mới. Có tất cả 24 sắc phong của vua Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh,Duy Tân và Khải Định, riêng vua Thiệu Trị (1841 – 1847) trong thời gian 7 năm trị vì đã ban tặng cho DVTT 10 sắc phong, đây quả là 1 sự kiện hiếm thấy. DVTT đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia năm 1996.

Đồi Cát Phan Thiết Mũi Né


Đồi Cát Mũi Né 
Đến Mũi Né quý vị không chỉ được ngụp lặn nô đùa cùng sóng biển và làn nước trong xanh xen lẫn với cát biển trắng xoá mà quý vị sẽ cảm nhận được thêm 1 điều lý thú và ấn tượng khi trông thấy thắng cảnh độc đáo nhất của Mũi Né đó là những đồi cát tưởng dài như vô tận mà người dân địa phương gọi là “đồi cát bay” hay “đồi cát di động”. Đây quả là những đồi cát cổ quý giá với những đường cong tuyệt mỹ, những vân cát sống động, những đồi cát vàng mịn xen lẫn với những đồi đất đỏ tươi dưới áng nắng mặt trời tạo nên một bức tranh tuyệt mỹ, nhìn xa trông giống như một đụn rơm vì vậy mà người ta đã gọi nơi đây là Hòn Rơm. 

Đồi Cát Mũi Né. Nơi đây cũng là đề tài đã góp phần tạo ra nhiều thành công về các giải thưởng trong nước và quốc tế của các nhiếp ảnh gia. Đồi cát Mũi Né được tạo nên nhiều dáng vẽ khác nhau do gió thổi nên đã tạo những hình dạng rất tuyệt vời mà thiên nhiên đã dành cho Mũi Né. Khi đến vớI Mũi Né, du khách sẽ bị chìm đắm trước vẻ đẹp của nó và còn có nhiều trò chơi thể thao bổ ích như: trượt cát, thi leo lên đồi cát v.v....
Thú trượt cát ở Mũi Né
Thú vui mới, trượt cát ở Mũi Né, Phan Thiết, thực sự hấp dẫn mọi người, nhất là với trẻ em và thanh niên. Bạn sẽ được hưởng niềm thú vị bất ngờ cùng những giây phút bay bổng diệu kỳ trong các hốc cát mênh mông của cồn cát duyên hải miền Trung.Khi khách leo lên tới đỉnh đồi cát, đội quân cho thuê "ván trượt" đã có mặt, mỗi người cầm vài miếng nhựa dẻo và nhanh chóng tiếp thị bằng cách chạy lên những đồi, dốc cao nhất trượt biểu diễn đủ mọi thế ngồi, nằm, bò chúi đầu... không khác gì cảnh trượt trên tuyết ở châu Âu mùa đông! Giá thuê "ván trượt" chỉ 4.000 đồng/miếng cho cả một buổi trượt.
Khi đặt chân lên đồi cát quý vị sẽ cảm nhận được sự mênh mông của cát như 1 sa mạc, như lạc vào thế giới chỉ toàn là cát, thiên nhiên ở đây gần như hoang dã, những xoáy cát không 1 dấu chân người và những gốc cây trơ trọi. Quý vị sẽ tận mắt chiêm ngưỡng những đồi cát tuỵêt đẹp luôn thay hình đổi dạng tùy theo ánh sáng, độ gió thổi và những trận mưa, có khi đồi cát bốc lên thành những sóng cát mênh mông, có lúc đồi cát lại lung linh như 1 làn sương mờ ảo. Vào mùa nắng gió bấc thổi cát bay lên liên tục làm biến dạng, không bao giờ gặp lại hình dáng củ. Và từ bao năm qua những đồi cát này đã trở thành đề tài nghệ thuật của nhiều nghệ sỹ nhiếp ảnh. Thời khắc chiêm ngưỡng đồi cát thú vị và hấp dẫn là lúc bình minh ló dạng hoặc lúc hoàng hôn. Từ trên đồi cát quý vị sẽ thấy toàn bộ cảng Mũi Né được bao phủ bởi biển xanh 1 cách hài hoà tạo nên bức tranh hoang sơ và hữu tình mà không nơi nào có được. 

Phan Thiết - Mũi né - Bãi Rạng

Bãi Rạng
Bãi Rạng hay còn gọi là Biển Rạng, có lẽ đây là bãi tắm đẹp nhất của Phan Thiết. Bãi Rạng cách Phan Thiết khoảng 15 km và nằm về phía Bắc của thành phố Phan Thiết được tạo nên với nét hòa lẫn giữa biển và hàng dừa vì bãi Rạng nằm dưới những rặng dừa dày đặc trông giống khu rừng dừa rất đẹp.
Bên cạnh đó còn có những địa danh nỗi tiếng khác nằm trên đường đến Bãi Rạng là Đá Ông Địa với một tảng đá lớn nằm sát bờ biển, ngày ngày so`1ng biển vỗ lên đá mà tạo ra 1 hình dáng mà dân địa phương gọi là đá Ông Địa, hàng ngày có rất nhiều du khách đến đây tham quan và cúng bái. Và nếu đến Mũi Né các du khách sẽ bị thu hút vào nét đẹp huyền bí của Suối Tiên với những hình thù được tạo ra của cát và nước. Nơi đây còn có những quả "đào tiên" rất đẹp và có rất nhiều du khách đã hái, mang về.

TOUR PHAN THIẾT TẾT DƯƠNG LỊCH



Mã tour: DHV – PT TẾT DL - Thời gian: 3N-2Đ

Phương tiện vận chuyển: Xe đời mới, máy lạnh

Giá tour: 3.170.000đ/khách

khởi hành: ngày 29/12/2012
Kết thúc: ngày 2/1/2013
Đây thật sự là một chương trình nghỉ dưỡng tuyệt vời sau khi trải qua những ngày làm việc vất vả. Quý Khách sẽ được tận hưởng những giây phút vui chơi thoải mái đầy sự thú vị và khám phá gần như trọn vẹn về thành phố biển xinh đẹp này.
Bao gồmĐi và về bằng xe giường nằm,xe jeeb, Resort  3 sao, vé tham quan theo chương trình, trò chơi, ăn hải sản và các món ăn địa phương, bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên “thổ địa”,nước uống Aquafina, quà tặng, vé khuyến mãi cho các tour khác

Phan Thiết, với những đồi cát uốn lượn ngút ngàn, là nguồn khơi cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật nhiếp ảnh và cũng là nơi du khách phải ngỡ ngàng, thú vị trước những màu sắc phong phú mà từng hạt cát mạng lại của vùng đất này…


Chương Trình Tour Tết Dương Lịch Lịch 2013
HÒN RƠM – MŨI NÉ – BÀU SEN – SUỐI TIÊN – THÁP POSHANƯ

NGÀY 1: TP.HỒ CHÍ MINH – MŨI NÉ – BÀU SEN
07h30Quý Khách tập trung tại số 275F.Phạm Ngũ Lão,Quận 1 lên xe giường nằm khởi hành đi Phan Thiết, Quý Khách tự do nghỉ ngơi và ngoạn cảnh ở hai bên đường
11h30: Đoàn dùng cơm trưa trên đường đi (tự túc), sau đó khởi hành đi Mũi NéTham quan từ trên xe tháp Chàm Poshanư, di tích Lầu Ông Hoàng, bãi đá Ông Địa, rừng dừa Hàm Tiến, đồi cát bay, suối Hồng Lạc Long Quân – Âu  Cơ . Đến Resort 3 sao nhận phòng  nghỉ ngơi. Tự do tắm biển.
15h00: Xe đặc chủng đón quý Khách tại Resort, khởi hành đi tham quan Bàu Sen, Quý khách sẽ được chiêm ngưỡng rừng dương tuyệt đẹp và một  hồ nước cực lớn còn gọi là Bàu Sen, Bàu Ông, Bàu Bà, Quý Khách chinh phục các đồi cát trắng, tự do trượt cát, chụp hình lưu niệm
17h00Quý Khách dùng cơm chiều tại nhà hàng Khu Du Lịch Long Sơn – Mũi Né với các món hải sản đặc trưng của vùng biển Phan Thiết … Sau khi dùng cơm chiều, Quý Khách tự do tham quan Khu Du Lịch, xem nhạc nước, vui chơi giải trí thư giãn tại quầy Bar của Khu Du Lịch
19h00Xe đưa Quý Khách trở về Resort.    
Tối    :   Đoàn tự do tham quan, nghỉ đêm tại Mũi Né. 

NGÀY 2: MŨI NÉ – SUỐI TIÊN – THÁP POSHANƯ
07h00: Quý khách dùng điểm tâm buffet, tự do tắm biển
10h00: Xe đón Quý Khách tại Resort, khởi hành đi khám phá Suối Tiên. Trước đây, khe nước nhỏ này còn có tên gọi là Suối Tre. Người Phan Thiết cũng ít ai biết Suối Tre vì nó nằm khuất sau những đồi cát cháy nắng. Không gian tại đây đỏ rực bởi màu cát và nằm cách bãi biển không xa lắm. Có hàng nghìn nhũ cát lô nhô chĩa thẳng lên trời như đỉnh tháp. Cát bị mưa gió bào mòn nên có nhiều hình thù kỳ lạ, nhưng cứng như đá. Từ trên cao nhìn xuống vào lúc chiều tối, khu vực này giống như một vùng lâu đài thành quách bị lãng quên. Giữa những đỉnh nhọn có những khe, hẻm nhỏ để người ưa thám hiểm leo trèo nhưng lối nào cũng hẹp chỉ đủ một bàn chân. Đến Cầu Rạng, quý khách men theo chân cầu đi dọc theo con suối khoảng 50 m sẽ thấy 2 bên toàn là thạch nhũ đỏ rực, dòng nước cũng biến thành màu đỏ rực, có lẻ vì vậy mà người ta còn gọi là Suối Hồng.
11h30Quý khách dùng cơm  tại nhà hàng Cánh Buồm Vàng, nghỉ ngơi
12h30: Về lại Resort tự do nghỉ ngơi, tắm biển
16h00: Xe đặc chủng đưa Quý Khách tham quan Tháp Poshanư – một công trình kiến trúc của người Chăm được xây dựng từ thế kỷ thứ XIV thờ công chúa Poshanư
17h00: Quý Khách dùng cơm chiều tại nhà hàng Cánh Buồm Vàng, quay về Resort nghỉ ngơi.
Tối:       Quý khách tự do, nghỉ đêm tại Resort

NGÀY 3: MŨI NÉ – TRUNG TÂM BÙN KHOÁNG – TP.HỒ CHÍ MINH
08h00: Quý Khách dùng điểm tâm buffet tại nhà hàng, tự do tắm biển và tắm hồ bơi tại Resort
09h00: Xe đưa Quý Khách đến Trung Tâm Bùn Khoáng Mũi Né tự do tắm bùn khoáng và sử dụng dịch vụ “Ôn Tuyền Thủy  Liệu Pháp”.
11h00: Quý Khách dùng cơm tại nhà hàng, về resort trả phòng
13h30Xe giường nằm đón Quý Khách tại Resort, khởi hành về Sài Gòn
18h30: Đoàn về đến Sài Gòn, xe đưa đoàn về điểm đón ban đầu. Kết thúc chương trình tham quan.

Điều kiện thực hiện tour:
Xe giường nằm máy lạnh đời mới,xe Jeep phục vụ riêng từng nhóm khách suốt hành trình, tuyệt đối không ghép nhóm này với nhóm khác.
Hướng dẫn viên thổ địa phục vụ riêng từng nhóm khách suốt hành trình.
Ăn uống: Các bữa ăn trong chương trình tour sẽ được phục vụ tại các nhà hàng chọn lọc đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lưu trú: Tại các khách sạn chọn lọc, an toàn, tiện nghi theo tiêu chuẩn 2 sao, 3 sao hoặc 4 sao.

Giá Tour: 3.170.000VND/Khách

GIÁ TOUR BAO GỒM
Vận chuyển: Xe giường nằm  đời mới, tivi,ghế bật , máy lạnh suốt tuyến, xe Jeep
Lưu Trú      : Resort Thái Hòa, Canary 3 sao, phòng 2 người.
Ăn uống     :- 02 bữa điểm tâm : buffet
                  - 0bữa ăn chính với thực đơn 04 món chính trong đó có các món ăn đặc sản địa phương
Dịch vụ bảo hiểm : khách được bảo hiểm theo tiêu chuẩn Bảo Hiểm Tai Nạn Du Lịch Việt Nam,  mức bổi thường tối đa: 30.000.000đ/1 trường hợp
Phục vụ : Quý khách được phục vụ khăn lạnh, nước uống 02 chai/ngày loại 0,5l . Thuốc y tế.
Tham quan : Quý khách được bao tiền vé tham quan theo chương trình, vé tắm bùn
Quà tặng: Nón du lịch.

GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM
Thuế VAT, ăn uống ngoài chương trình, chi phí cá nhân, các dịch vụ vui chơi giải trí khác.

GIÁ DÀNH CHO TRẺ EM
Trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tính 1 vé người lớn. Trẻ em từ 06 đến dưới 11 tuổi được tính ½ vé.
(1 xuất ăn + 01 ghế ngồi và ngủ chung với gia đình). Trẻ em từ 05 tuổi trở xuống: không tính vé, gia
đình tự lo.

LƯU Ý :
-  Quý khách khi du lịch cần đem theo Passpsort/ CMND/ Giấy khai sinh bản chính (trẻ em) để làm thủ tục tại sân bay. Trẻ em nếu không đi với bố mẹ phải đem theo giấy ủy quyền có xác nhận của chính quyền địa phương.

Bất kỳ lúc nào chúng tôi cũng có thể giao vé cho quý khách

Travel with a local guide
 ĐỒNG HÀNH VIỆT SÀI GÒN TRAO TRỌN NIỀM TIN